Mua sắm Lư hương và bàn ghế đá







Thôn Đông hồ ngày nay




Đông hồ khi xưa


Dear all,
Thể theo nguyện vọng của một số bà con, vừa qua BLL cũng đã trao đổi với Ban quản lý tòa nhà mua sắm một số thiết bị công cộng:
  1. Đã mua và đặt trước tòa nhà 1 chiếc lư hương để hóa vàng. BLL đã trích 1,5 triệu đồng thu từ buổi liên hoan tất niên tài trợ cho việc mua Lư Hương.
  2. Hiện nay bên Ban quản lý tòa nhà cũng nhiệt tình quyên góp 100k/ hộ gia đình để góp quỹ mua khoảng 10 bộ bàn ghế đá bày mặt trước và mặt sau nhà D2. Dự toán 480k/1 cái.

BLL sẽ trích từ quỹ G23 nộp thay cho 23 hộ trong G23, các hộ còn lại vui lòng quyên góp 100k/hộ cho chị Yến Ban quản lý tòa nhà.
Bà con nào có ý kiến về lựa chọn kiểu dáng, màu sắc, giá thành bàn ghế đá vui lòng liên hệ với anh Hồng, chị Yến Ban quản lý tòa nhà.


Chúc mọi người một năm mới mạnh khỏe, hạnh phúc.
Lư hương
Bô ing cất cánh
Tiền vàng mã

Chuyển khoản
Bàn ghế đá

Thiền
Tìm nhà tài trợ như Sacombank khỏi phải mua
 --------------------------------------------------------------
Tin giờ chót: BLL đã trả hết quỹ cho các hội viên G23 nên không đóng 100k thay cho các chủ hộ này được. 

Qui định về độ rung độ ồn trong khu dân cư


QCVN 26:2010/BTNMT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TIẾNG ỒN
National Technical Regulation on Noise
HÀ NỘI - 2010
Lời nói đầu

QCVN 26:2010/BTNMT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn và rung động  biên soạn, Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ và Vụ Pháp chế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT ngày 16 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.


QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TIẾNG ỒN
National Technical Regulation on Noise

1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1.  Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định giới hạn tối đa các mức tiếng ồn tại các khu vực có con người sinh sống, hoạt động và làm việc.
Tiếng ồn trong quy chuẩn này là tiếng ồn do hoạt động của con người tạo ra, không phân biệt loại nguồn gây ồn, vị trí phát sinh tiếng ồn.
Quy chuẩn này không áp dụng để đánh giá mức tiếng ồn bên trong các cơ sở sản xuất, xây dựng, thương mại, dịch vụ.
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có các hoạt động gây ra tiếng ồn ảnh hưởng đến các khu vực có con người sinh sống, hoạt động và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam.
1.3. Giải thích thuật ngữ
1.3.1. Khu vực đặc biệt
Là những khu vực trong hàng rào của các cơ sở y tế, thư viện, nhà trẻ, trường học, nhà thờ, đình, chùa và các khu vực có quy định đặc biệt khác.
1.3.2. Khu vực thông thường
Gồm: khu chung cư, các nhà ở riêng lẻ nằm cách biệt hoặc liền kề, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính.
2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1. Các nguồn gây ra tiếng ồn do hoạt động sản xuất, xây dựng, thương mại, dịch vụ và sinh hoạt không được vượt quá giá trị quy định tại Bảng 1.
Bảng 1 - Giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn
 (theo mức âm tương đương), dBA
TT
Khu vực
Từ 6 giờ đến 21 giờ
Từ 21 giờ đến 6 giờ
1
Khu vực đặc biệt
55
45
2
Khu vực thông thường
70
55
3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH
3.1. Phương pháp đo tiếng ồn thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc gia sau đây:
Bộ TCVN 7878 Âm học – Mô tả, đo và đánh giá tiếng ồn môi trường, gồm 2 phần:
- TCVN 7878 - 1:2008 (ISO 1996 - 1:2003) Phần 1: Các đại lượng cơ bản và phương pháp đánh giá.
- TCVN 7878 - 2:2010 (ISO 1996 - 2:2003) Phần 2: Xác định mức áp suất âm.
3.2. Trong những tình huống và yêu cầu cụ thể, phương pháp đo tiếng ồn có thể là các tiêu chuẩn hoặc phương pháp khác do cơ quan có thẩm quyền chỉ định.
4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
4.1. Quy chuẩn này áp dụng thay thế cho TCVN 5949:1998 về Âm học- Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư - Mức ồn tối đa cho phép, trong Danh mục các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc áp dụng ban hành kèm theo Quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25 tháng 6 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
4.2. Tổ chức, cá nhân liên quan đến việc gây ồn tại các khu vực có con người sinh sống, hoạt động và làm việc phải tuân thủ quy định tại Quy chuẩn này.
4.3. Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chuẩn này.
4.4. Trường hợp các tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp xác định viện dẫn trong mục 3.1. của Quy chuẩn này sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo tiêu chuẩn mới.


 
QCVN 27:2010/BTNMT



QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ  ĐỘ RUNG
National Technical Regulation on Vibration

HÀ NỘI - 2010 
Lời nói đầu

QCVN 27:2010/BTNMT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn và rung động biên soạn, Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ và Vụ Pháp chế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT ngày 16 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ ĐỘ RUNG
National Technical Regulation on Vibration

1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định giá trị tối đa cho phép mức gia tốc rung tại các khu vực có con người sinh sống, hoạt động và làm việc.
Rung trong quy chuẩn này là rung do hoạt động của con người tạo ra, không phân biệt loại nguồn gây rung, chấn động, vị trí phát sinh rung động.
Quy chuẩn này không áp dụng để đánh giá mức gia tốc rung bên trong các cơ sở sản xuất, xây dựng, thương mại, dịch vụ.
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có các hoạt động gây ra rung, chấn động ảnh hưởng đến các khu vực có con người sinh sống, hoạt động và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam.
1.3. Giải thích thuật ngữ
1.3.1. Khu vực đặc biệt
Là những khu vực trong hàng rào của các cơ sở y tế, thư viện, nhà trẻ, trường học, nhà thờ, đình, chùa và các khu vực có quy định đặc biệt khác.
1.3.2. Khu vực thông thường
Gồm: khu chung cư, các nhà ở riêng lẻ nằm cách biệt hoặc liền kề, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính.
1.3.3  Mức nền
Là mức gia tốc rung đo được khi không có các hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ và xây dựng tại các khu vực được đánh giá.
2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1. Các nguồn gây ra rung, chấn động do hoạt động xây dựng không được vượt quá giá trị quy định tại Bảng 1.

Bảng 1 – Giá trị  tối đa cho phép về mức gia tốc rung đối với hoạt động xây dựng
TT
Khu vực
Thời gian áp dụng trong ngày
Mức gia tốc rung
cho phép, dB
1
Khu vực
đặc biệt
6 giờ - 18 giờ
75
18 giờ - 6 giờ
Mức nền
2
Khu vực
thông thường
6 giờ - 21giờ
75
21 giờ – 6 giờ
Mức nền

2.2  Các nguồn gây ra rung, chấn động do các hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ  không được vượt quá mức giá trị quy định tại Bảng 2.
Bảng 2 - Giá trị tối đa cho phép về mức gia tốc rung đối với hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ
TT

Khu vực
Thời gian áp dụng trong  ngày
và mức gia tốc rung cho phép, dB

6 giờ - 21 giờ

21 giờ - 6 giờ
1

Khu vực đặc biệt


60

55
2
Khu vực thông thường
70
60

Mức gia tốc rung quy định trong Bảng 1 và 2 là:
1) Mức đo được khi dao động ổn định, hoặc
2) Là mức trung bình của các giá trị cực đại đối với mỗi dao động được đo có chu kỳ hay ngắt quãng, hoặc
3) Là giá trị trung bình của 10 giá trị đã đo được trong mỗi 5 giây hoặc tương đương của nó (L10) khi các dao động là không ổn định và ngẫu nhiên.
3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH
3.1. Phương pháp đo rung, chấn động do các hoạt động xây dựng, sản xuất thương mại, dịch vụ thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc gia sau đây:
- TCVN 6963 : 2001 Rung động và chấn động. Rung động do các hoạt động xây dựng và sản xuất công nghiệp. Phương pháp đo.
- Trong những tình huống và yêu cầu cụ thể, phương pháp xác định rung, chấn động (mức gia tốc rung) có thể là các tiêu chuẩn hoặc phương pháp khác do cơ quan có thẩm quyền chỉ định.
3.2. Khi chuyển đổi giá trị mức gia tốc rung tính theo dB và gia tốc rung tính theo mét trên giây bình phương (m/s2) sử dụng Bảng sau:
Mức gia tốc rung, dB
55
60
65
70
75
Gia tốc rung, m/s2
0,006
0,010
0,018
0,030
0,055

4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
4.1. Quy chuẩn này áp dụng thay thế cho TCVN 6962:2001 về Rung động và chấn động - Rung động do các hoạt động xây dựng và sản xuất công nghiệp - Mức tối đa cho phép đối với môi trường khu công cộng và khu dân cư, trong danh mục các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc áp dụng ban hành kèm theo Quyết định số 35/2002/QĐ - BKHCNMT ngày 25 tháng 6 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
4.2. Tổ chức, cá nhân liên quan đến việc gây rung, chấn động do các hoạt động xây dựng, sản xuất, thương mại, dịch vụ tuân thủ quy định tại Quy chuẩn này.
4.3. Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chuẩn này.
4.4. Trường hợp các tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp xác định viện dẫn trong mục 3.1. của Quy chuẩn này sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo tiêu chuẩn mới.