Chính phủ đồng ý tách Từ Liêm thành 2 quận.


Thường trực Chính phủ đã thống nhất chủ trương cho phép điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm để thành lập 2 quận, điều chỉnh địa giới hành chính các xã, thị trấn thuộc huyện Từ Liêm để thành lập 23 phường mới.
Hà Nội, Từ Liêm
Từ Liêm là khu vực đô thị hóa nhanh nhất tại Hà Nội. 
Thông tin được UBND TP Hà Nội cho biết chiều 28/11.
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo đã có chỉ đạo về chuẩn bị hồ sơ báo cáo Chính phủ điều chỉnh địa giới hành chính (ĐGHC) huyện Từ Liêm. Theo đó, UBND huyện Từ Liêm khẩn trương hoàn thành đề án của UBND huyện về việc điều chỉnh ĐGHC để thành lập 2 quận, điều chỉnh ĐGHC các xã, thị trấn để thành lập 23 phường.
Sở Nội vụ khẩn trương chuẩn bị đề án của UBND TP về việc đề nghị điều chỉnh ĐGHC huyện Từ Liêm để trình HĐND TP tại kỳ họp tháng 12 tới.
Trước hết, UBND huyện Từ Liêm chỉ đạo UBND các xã, thị trấn tổ chức các hội nghị xin ý kiến nhân dân về việc điều chỉnh ĐGHC huyện, điều chỉnh ĐGHC các xã, thị trấn để thành lập 2 quận và các phường trực thuộc. Hội nghị xin ý kiến nhân dân được tổ chức theo thôn, tổ dân phố. Sau đó, các xã, thị trấn của huyện Từ Liêm tổ chức kỳ họp HĐND để thảo luận đề án và có nghị quyết đề nghị điều chỉnh ĐGHC huyện. Tiếp đó, HĐND huyện Từ Liêm tổ chức kỳ họp để thảo luận có nghị quyết đề nghị điều chỉnh ĐGHC huyện Từ Liêm. Việc tổ chức họp HĐND huyện cần hoàn thành vào ngày 5/12. Sau cùng, UBND TP sẽ có tờ trình và đề án trình HĐND TP tại kỳ họp thứ 8.

Sau khi HĐND TP thông qua, UBND TP hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị Bộ Nội vụ tổ chức hội nghị liên bộ thẩm định để trình Chính phủ tại kỳ họp thường kỳ tháng 12.

Xác nhận thông tin này, ông Nguyễn Hoài Nam, Trưởng Ban Pháp chế HĐND TP Hà Nội cho biết, vấn đề này đã được TP chuẩn bị từ lâu, nhưng bây giờ mới được Chính phủ phê duyệt chủ trương. Từ chủ trương đó, quy trình thực hiện việc này sẽ theo đúng nghị định 62/NĐ-CP của Chính phủ.

Ông Nguyễn Hoài Nam nói: "Thông tin chắc chắn tới thời điểm này là sẽ thành lập 2 quận và 23 phường. Có người hỏi tại sao có 15 xã, 1 thị trấn mà lại hình thành 23 phường? Việc này cũng phụ thuộc vào đề án điều chỉnh ĐGHC huyện Từ Liêm. Có xã do điều kiện về mật độ, quy mô dân số hay quá trình đô thị hóa... nên cần điều chỉnh lại. Nội dung điều chỉnh thế nào rất cụ thể trong đề án và còn đang được lấy ý kiến".

Về tên của 2 quận mới, ông Nguyễn Hoài Nam nói: "Tên của đơn vị hành chính mới hoàn toàn do người dân quyết định. Hiện nay, chúng ta đang lấy ý kiến nhân dân và HĐND các xã đang họp triển khai việc này. Có nhiều phương án tên nhưng hiện nay chưa rõ chọn phương án nào. Chính phủ sẽ chốt việc này song tất cả còn đang trong quá trình lấy ý kiến".
Theo An ninh Thủ đô

Đặt tên đường Tố Hữu cho đoạn Lê Văn Lương kéo dài.


 UBND trình HĐND xem xét đặt tên và điều chỉnh độ dài của 34 đường, phố của 10 quận, huyện. Trong đó có 11 đường mang tên địa danh, 1 đường mang tên di tích lịch sử văn hóa, 16 đường, phố mang tên danh nhân và 6 đường phố điều chỉnh kéo dài.
Nhà thơ đồng hành với 3 cuộc cách mạng: chống Pháp, chống Mỹ và xây dựng XHCN. (không biết có chống Tàu không???)

Cụ thể, sẽ có các đường, phố mới như phố Quan Hoa dài 1,1km từ cầu Cót ven sông Tô Lịch đến trụ sở UBND quận Cầu Giấy; phố Thành Thái chạy từ cuối phố Duy Tân đến KĐT Dịch Vọng; Phố Tố Hữu từ cuối đường Lê Văn Lương giao cắt với đường Khuất Duy Tiến đến ngã tư giao với đường Vạn Phúc, quận Hà Đông; Phố Bạch Thái Bưởi từ ngã tư giao với đường Nguyễn Khuyến đến giao với đường Yên Phúc...

Ngoài ra, còn các tuyến đường, phố mới được đặt tên danh nhân như: Đoàn Khuê; Vũ Tông Phan, Nguyễn Huy Nhuận, Nguyễn Văn Lộc, Trần Kim Xuyến, Nguyễn Đình Hoàn, Thành Thái; đặt tên theo địa danh như: Văn Quán, Văn Yên, Yên Lãng, Phú Xá, Phú Thượng, Xuân Canh, Phúc Lộc, Sở Thượng, Tân Nhuệ…

6 tuyến phố được đề nghị điều chỉnh kéo dài gồm: Phố Dịch Vọng, quận Cầu Giấy; phố Trung Kính, quận Cầu Giấy, phố Yên Bình, quận Hà Đông; phố Yên Phúc, quận Hà Đông; phố Thanh Am, quận Long Biên, phố Hoàng Như Tiếp, quận Long Biên.
Kỳ họp thứ 8 HĐND thành phố Hà Nội dự kiến diễn ra từ 2/12 đến 6/12 sẽ đánh giá tình hình kinh tế xã hội thành phố năm 2013; việc đặt, đổi tên một số đường phố; khung giá đất năm 2013, một số loạt phí và lệ phí...
Đoàn Loan- Vnexpress

Bài 2:Quyền và nghĩa vụ của Ban quản trị nhà chung cư.

Câu hỏi 1:Quyền và trách nhiệm của Ban quản trị nhà chung cư ?
Bầu xong Ban quản trị rồi à? Chúc mừng nhé. Sao?
 Nghe trộm á? Yên tâm không ai dám nghe trộm tôi đâu

Trả lời:
a) Chủ trì Hội nghị nhà chung cư quy định tại khoản 1 Điều 11 của Quy chế này; báo cáo Hội nghị nhà chung cư kết quả công tác quản lý sử dụng nhà chung cư trong thời gian giữa hai kỳ Hội nghị;
b) Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của những người sử dụng nhà chung cư trong việc sử dụng nhà chung cư; kiểm tra đôn đốc người sử dụng nhà chung cư thực hiện đúng Bản nội quy quản lý sử dụng và các quy định của pháp luật về quản lý sử dụng nhà chung cư; tạo điều kiện để doanh nghiệp quản lý vận hành nhà chung cư hoàn thành tốt nhiệm vụ theo nội dung hợp đồng đã ký kết;
c) Thu thập, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của người sử dụng liên quan tới việc quản lý sử dụng để phản ánh với doanh nghiệp quản lý vận hành, các cơ quan chức năng, tổ chức, cá nhân có liên quan xem xét giải quyết;
d) Ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ với doanh nghiệp quản lý vận hành nhà chung cư và hợp đồng bảo trì với doanh nghiệp có tư cách pháp nhân về xây dựng theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Quy chế này (việc lựa chọn các doanh nghiệp này phải được thông qua Hội nghị nhà chung cư); theo dõi, giám s át việc quản lý vận hành và bảo trì nhà chung cư theo nội dung hợp đồng đã ký kết để quản lý vận hành và bảo trì nhà chung cư; nghiệm thu, thanh toán và thanh lý hợp đồng với doanh nghiệp quản lý vận hành, bảo trì nhà chung cư;
đ) Trực tiếp thu hoặc uỷ quyền cho doanh nghiệp quản lý vận hành thu kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư;
e) Kiểm tra các báo cáo thu, chi tài chính về quản lý vận hành và bảo trì nhà chung cư do doanh nghiệp quản lý vận hành, doanh nghiệp bảo trì thực hiện theo hợp đồng đã ký kết và báo cáo với Hội nghị nhà chung cư theo quy định tại điểm a khoản này;
g) Phối hợp với chính quyền địa phương, tổ dân phố trong việc xây dựng nếp sống văn minh, giữ gìn trật tự an toàn xã hội trong nhà chung cư được giao quản lý;
h) Định kỳ 6 tháng một lần, Ban quản trị lấy ý kiến của người sử dụng nhà chung cư làm cơ sở để đánh giá chất lượng dịch vụ quản lý vận hành của doanh nghiệp quản lý vận hành nhà chung cư;
i) Thực hiện các công việc khác do Hội nghị nhà chung cư giao;
k) Được hưởng phụ cấp trách nhiệm và các chi phí hợp lý khác phục vụ cho hoạt động của Ban quản trị;
m) Không được tự tổ chức các bộ phận dưới quyền hoặc tự bãi miễn hoặc bổ sung thành viên Ban quản trị.
Câu hỏi 2: Nguyên tắc hoạt động của Ban quản trị như thế nào ?
Trả lời:
Ban quản trị nhà chung cư hoạt động theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số.
Câu hỏi 3:  Nhiệm kỳ Ban quản trị bao lâu ?
Trả lời:
Nhiệm kỳ hoạt động của Ban quản trị tối đa là 03 năm kể từ ngày Uỷ ban nhân dân cấp quận ký quyết định công nhận.
( Ba câu trả lời trên trích điều 12,“Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư”, ban hành kèm QĐ 08/2008/QĐ-BXD ngày 28/5/2008).
Ngày  28 /11/2013
Ban Đại Diện



Thống kê nhân khẩu Đơn nguyên 2.

Theo thỏa thuận giữa Công ty dịch vụ Hancic và BĐD việc trả phí lấy rác sẽ căn cứ số nhân khẩu cư trú ở căn hộ. (Như quy định của TP Hà Nội). Vừa qua, nhân viên Công ty đi thống kê, có một số gia đình chỉ báo số nhân khẩu người lớn, không báo nhân khẩu trẻ em.

Làm như vậy là không đúng.

Trẻ con thường xả rác không kém người lớn.

Loại này còn khó phân hủy.


Nhà ai cũng sẵn cái này.

Đề nghị các gia đình báo đúng số nhân khẩu đang ở tại căn hộ, để việc thống kê được chính xác; Tránh những thắc mắc, tiêu cực trong nội bộ.
Ngày 25/11/2013

Ban Đại Diện

Vì sao cần sớm tổ chức hội nghị nhà chung cư?

Đặt vấn đề:  Để giúp bà con nắm được “Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư”; Từ nay chúng tôi trích giới thiệu tóm tắt tài liệu này, dưới dạng hỏi- đáp. Với mong muốn chúng ta cùng góp sức quản lý sử dụng tốt ngôi nhà mình.

Câu hỏi 1: Quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu, người sử dụng trong tổ chức quản lý chung cư?

Trả lời:
1. Tham gia Hội nghị nhà chung cư và biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội nghị nhà chung cư quy định tại khoản 3 Điều 11 của Quy chế này. Quyền biểu quyết được tính theo đơn vị căn hộ hoặc đơn vị diện tích phần sở hữu riêng của chủ sở hữu (01 căn hộ hoặc 01 m2 diện tích được 01 phiếu biểu quyết);
          2. Đóng góp ý kiến cho Chủ đầu tư hoặc đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư hoặc Ban quản trị trong việc quản lý sử dụng nhà chung cư.
 ( Trích điều 10,“Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư”, ban hành kèm QĐ 08/2008/QĐ-BXD ngày 28/5/2008)
Câu hỏi 2: Khi nào tổ chức hội nghị nhà chung cư ?
Trả lời:
Trong thời hạn không quá 12 tháng, kể từ ngày nhà chung cư được bàn giao đưa vào sử dụng và có 50% căn hộ được bán trở lên (kể cả số căn hộ mà Chủ đầu tư giữ lại) thì Chủ đầu tư (đối với nhà chung cư nhiều chủ sở hữu) hoặc chủ sở hữu (đối với nhà chung cư có một chủ sở hữu) có trách nhiệm tổ chức Hội nghị nhà chung cư lần đầu. Trường hợp nhà chung cư không xác định được Chủ đầu tư thì đơn vị đang quản lý nhà chung cư đó hoặc Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, có trách nhiệm chủ trì tổ chức Hội nghị nhà chung cư lần đầu.
 (Trích điều 11, tài liệu dẫn trên)
Câu hỏi 3: Hội nghị nhà chung cư để làm gì ?
 Hội nghị nhà chung cư là cơ quan có quyền cao nhất trong việc quản lý sử dụng nhà chung cư đó theo quy định của pháp luật về nhà ở và Quy chế này. Hội nghị nhà chung cư quyết định các vấn đề sau:
a) Đề cử và bầu Ban quản trị; đề cử và bầu bổ sung, bãi miễn thành viên Ban quản trị trong trường hợp tổ chức Hội nghị nhà chung cư bất thường; thông qua hoặc bổ sung, sửa đổi Quy chế hoạt động của Ban quản trị; thông qua mức phụ cấp trách nhiệm cho các thành viên Ban quản trị và các chi phí hợp lý khác phục vụ cho hoạt động của Ban quản trị;
b) Thông qua hoặc bổ sung, sửa đổi Bản nội quy quản lý sử dụng nhà chung cư theo quy định tại Điều 9 của Quy chế này;
c) Thông qua việc lựa chọn doanh nghiệp quản lý vận hành, doanh nghiệp bảo trì nhà chung cư;
d) Thông qua báo cáo công tác quản lý vận hành, bảo trì và báo cáo tài chính của các đơn vị được giao thực hiện;
đ) Quyết định những nội dung khác có liên quan đến việc quản lý sử dụng nhà chung cư.
Đối với nhà chung cư có một chủ sở hữu thì Hội nghị nhà chung cư không nhất thiết phải thực hiện các nội dung quy định tại điểm c và d của khoản này.
 Mọi quyết định của Hội nghị nhà chung cư phải đảm bảo nguyên tắc theo đa số thông qua hình thức biểu quyết hoặc bỏ phiếu và được xác lập bằng văn bản.
 (Trích điều 11, tài liệu dẫn trên)
Câu hỏi 4: Thành phần ban quản trị nhà chung cư như thế nào ?
Trả lời:  
a) Trường hợp nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì thành phần Ban quản trị bao gồm đại diện các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư và đại diện Chủ đầu tư  hoặc đơn vị quản lý nhà chung cư. Ban quản trị nhà chung cư có thể được bầu từ 05 đến 15 thành viên, tuỳ theo điều kiện cụ thể của nhà chung cư, cụm nhà chung cư đó. Cơ cấu Ban quản trị gồm 01 Trưởng ban, 01 hoặc 02 Phó ban, trong đó có 01 Phó ban là thành phần do Chủ đầu tư hoặc đơn vị quản lý nhà chung cư cử tham gia Ban quản trị.
Khi Chủ đầu tư sáp nhập hoặc chuyển quyền lợi và nghĩa vụ sang doanh nghiệp khác thì doanh nghiệp này có trách nhiệm cử người tham gia vào Ban quản trị. Chủ đầu tư có thể rút khỏi Ban quản trị khi Ban quản trị nhà chung cư đã hoạt động tốt và công tác quản lý sử dụng nhà chung cư đã đi vào nền nếp và được Hội nghị nhà chung cư, Uỷ ban nhân dân cấp quận chấp thuận.
b) Trường hợp nhà chung cư có một chủ sở hữu thì thành phần Ban quản trị gồm chủ sở hữu và đại diện người sử dụng nhà chung cư.
( Trích  điều 12, tài liệu đã dẫn trên )
Ngày 23/11/2013
Ban Đại Diện 

Điện lực Từ Liêm cấp điện cho CT3 từ ngày 17/12/2013?


Chiều ngày 21/11/2013  tại  điện lực Từ Liêm (ĐLTL) có cuộc họp ba bên: ĐLTL ,  Công ty dịch vụ Hancic, Đại diện dân cư CT3.



Bà Yến PGĐ  ĐLTL đưa ra nội dung biên bản cuộc họp như sau:
  • Ngày 15/11/2013  ĐLTL đã nhận bàn giao hệ thống điện nhà CT3.
  • Hiện có 275/320 hộ đã đăng ký mua điện và các hộ tiêu thụ điện thuộc công ty dịch vụ.
  • Đội 7 sẽ thi công treo công tơ cho tòa nhà, mỗi ngày có thể làm xong một ĐN, như vậy làm 3 ngày là xong.
  • Tháo công tơ cũ trả dân, lắp công tơ của ĐLTL. Trước khi tháo hẹn ngày để ba bên chứng kiến chỉ số công tơ cũ và xác nhận chỉ số công tơ mới, (bằng không).
  • Cuối ngày 16/12/2013 chốt số điện công tơ đồng loạt.
  • Hancic thu tiền điện đến ngày 16/12/2013: Số điện trong công tơ cũ tính theo giá cũ, số điện trong công tơ mới tính theo giá nhà nước quy định.
  • ĐLTL bắt đầu thu tiền điện của dân CT3 từ ngày 17/12/2013 trở đi.
  • Nội dung trên, ba bên đều nhất trí, nhưng biên bản chưa được ký vì một nội dung khác là: Hancic đề nghị tháo công tơ tổng từ 17/12/2013, ĐLTL lại đề nghị chậm nhất 6 tháng sau. Bên Hancic nói việc ấy là quyền của chủ đầu tư Hancic, không thuộc công ty dịch vụ Hancic, (Thực chất là 2 đơn vị này đang đá quả bóng thất thoát điện cho đối phương).

 Như vậy phải có cuộc họp nữa, có thêm đại diện của chủ đầu tư Hancic, dự kiến họp vào thứ 2 hoặc thứ 3 tuần tới.

 Bà con tiếp tục chờ vậy.
Ngày 22/11/2013

Ban Đại Diện

Vụ mất trộm xe đạp thiếu nhi tại nhà ĐN 2 – CT3.

Sau gần một năm tương đối yên bình, đêm 19/11/2013 xảy ra vụ mất trộm 1 xe đạp thiếu nhi của nhà 307, để ở hành lang  tầng 3.  

Có thể kẻ gian đã đi lối thoát hiểm để tẩu thoát. 

Mong bà con cảnh giác.




Ngày 21/11/2013

Ban Đại Diện

Bài liên quan:



Bọn chúng không từ một cái gì!

Thông báo mất nước: 21-11-2013

Đường ống cấp nước vào tòa nhà CT3 bị hỏng, hiện không được cấp nước vào bể ngầm. 



Đường ống đang sửa, dự kiến 17 giờ ngày 22/11/2013 mới xong. 

Đề nghị Bà con sử dụng nước tiết kiệm và dự trữ nước ăn.

Trả phí dịch vụ tháng 10,11 và hướng tới thành lập Ban quản trị

Sáng nay (19/11) có cuộc họp đột xuất giữa lãnh đạo Công ty TNHH dịch vụ đô thị Hancic với Ban đại diện.
Chức năng của Ban quản trị
Tham dự, Hancic:
-         Ông Vũ Mạnh Quyền GĐ.
-         Ông Nguyễn Tiến Hoàn PGĐ
-         Các tổ trưởng chuyên môn.

Ban Đại Diện:
Ông Chu Trí Thức.
Nội dung:
1.     Thành lập ban quản trị tòa  nhà:
Ông Quyền báo trong năm nay tòa nhà sẽ nghiệm thu. Tháng 1/2014 sẽ tổ chức hội nghị chung cư CT3. Toàn nhà thành lập một Ban quản trị, 15 người, mỗi ĐN  5 người. Từ nay đến khi họp các BĐD sẽ chuẩn bị.
2.     Về kiến nghị của bà con, hai bên thống nhất như sau:
a/Phí lấy rác thu tổng số 2.300.000đ/ tháng ( hợp đồng. 2.000.000 + 300.000  công thu). Thực hiện từ tháng 12/2013.
b/ Thu trên số nhân khẩu của các hộ. Hancic cử người đến nhà thống kê khẩu. Đề nghị bà con hợp tác báo số khẩu nhà mình.
c/ Về phí lấy rác từ tháng 1 đến tháng 10. Thỏa thuận trả cho Hancic 2.000.000đ  nhân 10 tháng là 20 triệu. Hancic sẽ lập dự toán theo các tiêu chí sau: Mức phí tháng của hộ theo số khẩu nhân số tháng ở. BĐD thông qua dự toán này.
d/ Ông Quyền hứa sẽ giảm phí giữ xe ô tô từ tháng 1/2014
3/ Cách thực hiện như sau:
a/ Bà con trả phí dịch vụ tháng 10/2013, trừ phí truy thu rác trong hóa đơn này.
b/Trả  phí dịch vụ tháng 11/2013. ( Bao gồm cả phí rác do chênh lệch mức thu rác ít nên chấp nhận để không  phải thay hóa đơn).
c/ Khi Hancic lập xong hóa đơn truy thu rác 10 tháng đàu năm sẽ trả tiếp.
Như vậy, kiến nghị của bà con đã được Hancic tiếp thu và sửa một phần: Phí lấy rác từ 30.000/ đ/ hộ, xuống còn bình quân 20.000đ/hộ, phí giữ ô tô sẽ giảm.
Ban Đại Diện kêu gọi Bà con trả phí dịch vụ cho Hancic như hướng dẫn trên từ chiều nay 19/11/2013.
Ban Đại Diện





Thông báo: Ký hợp đồng mua điện của Điện lực Từ Liêm.

Tính đến nay (19/11/2013)  ĐN 2 có 107 /128 căn hộ có hồ sơ mua điện. Trong đó mới có 90 hộ ký vào bản hợp đồng mua điện. Thủ tục hồ sơ Điện lực Từ Liêm tiếp nhận điện tòa nhà đã xong.

Bảng thông báo lắp điện bên đơn nguyên 1
 Ngày 21/11/2013, ĐN 2 sẽ nộp hồ sơ mua điện của các hộ gia đình lên Điện lực Từ Liêm.

Sau ngày 21/11 các gia đình chưa ký sẽ phải lên ĐLTL ký, việc này cũng phiền hà vì họ chưa bố trí được thời gian tiếp .

Danh sách các hộ chưa ký như sau:

407,408,602,908,1107,1205,1206,1301,1306,1308,1504,1606,1607,1608,1706,1802,1803.

Bà con nhắc dùm những hộ trên.

Ngày 19/11/2013

 Ban Đại Diện

Cuộc họp ngày 16/11/2013 giữa CTy dịch vụ đô thị Hancic và BĐD- ĐN 2

Cuộc họp bắt đầu  từ 14 giờ ngày 16 tháng 11 năm 2013
Tham dự  bên Hancic:
-          Ông Nguyễn Tiến Hoàn Phó GĐ
-         Ông  Lê Quốc Huy, Tổ trưởng quản lý chất lượng dịch vụ. 
-         Ông Đỗ Duy Hưng, Tổ QLCL dịch vụ.
-         Bùi Hoàng Giang, Tổ trưởng kỹ thuật.
Bên Ban Đại Diện:
-         Ông  Chu Trí Thức, Trưởng ban.
-         Bà Hà Thị Tuyết

Nội dung
1/ Khắc phục những thiếu sót cung cấp dịch vụ:
         a/Thay bóng đèn bị cháy: Triển khai từ 18/11 đến 22/11/2013 hoàn thành, mỗi tầng có ít nhất 5 bóng.
b/ Thay kính vỡ và vệ sinh mái che kính: Công ty tiếp thu và bàn với chủ đầu tư thay kính.
c/ Bảo  dưỡng và an toàn thang máy: Hàng tháng công ty kiểm tra và bảo dưỡng. Kể cả nhân viên bảo vệ đã được đào tạo sử lý thang máy bị mất điện hoặc kẹt. Thang máy có độ an toàn cao, mỗi ca bin có 5 giây cáp nếu đứt 4 giây thang máy vẫn không rơi. Khi mất điện thì có hệ thống phanh tự động hãm và đưa thang về tầng gần nhất, mở cửa để người ra.

2/ Phí dịch vụ:
Hôm nay chỉ bàn về phí lấy rác, các phí dịch vụ khác  chờ quyết toán năm 2013 sẽ bàn sau.
 Ông Hoàn báo cáo:
Công ty hợp đồng với HTX Thành Công  lấy rác mỗi tháng 2 triệu đồng. (Đơn nguyên 2 có 112 hộ đã ở, bình quân  18.000 đồng/ hộ ). Công ty  truy thu từ tháng 1 đến tháng 10 với mức 50.000đồng/ hộ/ tháng, mấy  tháng  đầu năm vì khi đó số hộ ở còn ít, những tháng còn lại 30.000 đồng/hộ/ thàng. Tháng 11/2013 thu 30.000đ/hộ. Hứa năm 2014 xét hạ xuống 20.000đ/hộ/ tháng
Ông Thức: Công ty thông báo có phí lấy rác 2 triệu đồng tháng bà con đồng ý  trả khoản này kê từ khi thỏa thuận là từ  tháng 11/2013, nhưng tính theo nhân khẩu cho công bằng chứ không tính theo căn hộ. Mức thu là số 2 triệu chia số  nhân khẩu của ĐN 2.
-         Việc truy thu 10 tháng đầu năm bà con không trả lý do như sau:
-          Từ đầu năm 2013 phí quản lý chung cư ( QLCC) ĐN 2 là 3000đ/m2 không thu phí lấy rác. ĐN 1 và 3 thu phí QLCC 2500đ/m2 và thu phí lấy rác 8000đ/ người. Như vậy thì hai bên cũng tương đương nên bà con đồng tình thanh toán. Nếu truy thu phí lấy rác thi phí QLCC của ĐN 2 cao trong khi dịch vụ con kém hơn.
-         Dịch vụ phải công khai, minh bạch, hợp đồng giá cả và thỏa thuận với dân trước khi thực hiện. Như quy chế quản lý chung cư của Bộ XD. ( Ông Hoàn đã xin lỗi về việc làm sai không thông báo với dân trước và không thu kịp thời)
-         Tính phí  lấy rác để truy thu quá cao. Công ty nói thu hộ nhưng đã tính  tăng lên gấp rưỡi (150%), vậy có phải thu hộ không?
-         BĐD hỏi phí QLCC gồm những khoản nào Công ty chưa trả lời. Hiện chi phí máy phát điện, chi thắp sáng khu đô thị công ty nói phải chi. Khi hỏi ông Hoàn về việc này,Ông ta bảo “ Không truy thu”, nhưng chưa có văn bản nào bảo đảm chuyện đó. Nếu trả phí  truy thu rác là tạo ra tiền lệ sấu.  Nên bà con không  trả như vậy.
-         Cuộc họp chưa đi đến thống nhất. Ông Hoàn sẽ báo cáo Ban GĐ về ý kiến của BĐD yêu cầu hủy việc truy thu phí lấy rác bất hợp lý nói trên.
-         Tóm lại
 Như vậy bà con không trả khoản truy thu phí lấy rác 10 tháng đầu năm. Riêng phí lấy rác từ tháng 12/2013 trở đi ta sẽ  trả theo nhân khẩu, tháng 11 do chưa kịp thống kê nhân khẩu nên trả 20.000đ/hộ. Ông Hoàn dọa ngừng lấy rác, Ông Thức nói vui ông cứ ngừng lấy rác từ tháng 1 đến tháng10 đi. Nay tháng 11 bà con sẽ trả sao ngừng được.
Ban Đại Diên ĐN2

-          

Thông báo: Thành lập nhóm Sổ Đỏ.

Tiền trả hết rồi mà chưa thấy sổ đâu?


Kính gửi: Các hộ gia đình ĐN2- CT3.

Để hoàn thành một số văn bản trong hồ sơ làm sổ  đỏ của các gia đình mua nhà của các nhà đầu tư thứ cấp Vina và Land 6; Ban đại diện thành lập hai nhóm công tác gọi tắt là: 


  • Nhóm Sổ Đỏ Vina và 
  • Nhóm Sổ Đỏ Land 6 gồm các Ông Bà sau:

Nhóm Sổ Đỏ Vina.

1/ Ông Lê Thiên,  Phòng 1108,  Nhóm Trưởng.
2/ Ông Đinh Duy Long, Phòng 1102.

Nhóm Sổ Đỏ Land 6.

1/ Ông Phan Xuân Bằng, Phòng 1502, Nhóm Trưởng
2/ Bà Lê thị Cúc, Phòng 1005
3/Ông Nguyễn Văn Khánh, Phòng 1501
4/ Bà Hoàng Thị Hải Hà, Phòng 1007

Các hộ gia đình vướng mắc về hồ sơ thủ tục liên hệ với nhóm để tập hợp, làm việc với nhà đầu tư và cơ quan liên quan.

Ngày 15/11/2013

Ban Đại Diện

Thông báo: Tiếp tục dừng trả phí lấy rác




Kính gửi: các gia đình ĐN 2-CT3

Sáng  nay, BĐD đã ra thông báo trả phí lấy rác tháng 11/2013. Vì cho rằng Hancic  không truy thu từ tháng 1 đến tháng 10/2013. Nhưng  không  phải vậy. 

Vì vậy BĐD xin hủy thông báo trả phí lấy rác tháng 11/2013.  Có nghĩa là bà con tiếp tục dừng trả phí lấy rác, chờ BĐD làm việc với Hancic và có thông báo sau.

Ngày 14/11/2013

Ban đại diện
Đã ký
Chu Trí Thức


Thông báo: Trả phí lấy rác tháng 11/2013.

 Kính gửi: Các hộ gia đình ĐN 2-CT3.

Ngày 1/11/2013  BĐD kiến nghị Công ty TNHH dịch vụ đô thị Hancic giảm  phí dịch vụ chung cư, phí lấy rác và giữ xe máy , xe ô tô.

Ngày 7/11/2013 Ông  Nguyễn Tiến Hoàn phó GĐ và Ông Vinh trưởng phòng  đánh giá chất lượng dịch vụ của Hancic đã đến làm việc với BĐD. Ông Hoàn bầy tỏ là nhà cao tầng hơn, chi phí điện năng nhiều hơn nhà thấp tầng. Ngoài chi phí trong chung cư công ty còn phải chi điện năng cả khu đô thị. ĐN 1 và 3 hiện chưa đóng  phí này, sang năm sẽ phải đóng thì phí dịch vụ chung cư cũng sẽ tăng thêm. Phí giữ xe Ông Hoàn hứa chờ quyết toán năm 2013 sẽ xem xét giải quyết.

Ngày 13/11/2013 Hancic thông báo thu phí lấy rác tháng 11/2013, như vậy là họ đã miễn truy thu phí lấy rác 10 tháng trước đó.

Như vậy là kiến nghị của bà con ta, Hancic đã lắng nghe và giải quyết một phần. Vậy BĐD kêu gọi các gia đình trả phí lấy rác tháng 11 và các phí khác nếu có, ngay từ hôm nay.

Ngày 14/11/2013
TM Ban đại diện
Trưởng ban
Đã ký


Chu Trí Thức

Những cảnh chưa đẹp trong khu đô thị

thiết kế điều hòa?
Thêm chú thích
Bãi rác phụ của đơn nguyên 2






Sạch nhà bẩn ngõ







Cần qui hoạch lại chỗ để xe.

Người ngồi chơi tha hồ hít khói.


Thiếu bàn tay chăm sóc.

thiếu bàn tay chăm sóc.
Bãi rác của đơn nguyên 2.


Chỗ phơi chăn?


Các phòng 01,08,04,05 do vô tình hay hữu ý đã thả rác xuống mái che kính. Những đường dây điều hòa phô diễn trên tường. Đường đi sân chơi thành bãi đỗ xe. Cây đổ ngả nghiêng. Mong người dân và các công ty quản lý chung cư sớm giải quyết những vướng mắc để làm cho khu đô thị đẹp hơn 

 

Bão và đàn bà


Trừ Việt Nam, thế giới
Toàn lấy tên đàn bà
Đặt cho các cơn bão,
Cả bão gần, bão xa.

Đàn bà, ai cũng thích.
Bão thì chắc chắn không.
Nên nhiều người chỉ trích,
Cho thế là bất công.

Thế là một hội thảo
Được tổ chức gần đây
Để phân tích, so sánh
Về hai đối tượng này.

Sau một tuần tranh luận
Rất sôi nổi, người ta
Nhất trí về điểm giống
Giữa bão và đàn bà.

Một, tâm điểm tức giận
Và hình thành do đâu
Luôn là điều bí ẩn,
Khiến ta phải đau đầu.

Hai, diễn biến của bão
Và phái yếu nổi khùng
Là không thể đoán trước.
Đó là quy luật chung.

Ba, cả hai có thể
Yếu dần hay mạnh thêm.
Và rồi mưa, mưa lớn,
Có khi mưa suốt đêm.

Bốn, sau khi bão ngớt,
Sau cơn giận đàn bà,
Tổn thất là quần áo,
Bát đĩa, xe, cửa nhà…

Hội thảo cũng khuyến cáo,
Đặc biệt với đàn ông,
Phải sống chung với bão
Và chú ý đề phòng.

Một khi thấy dấu hiệu
Có bão gần, bão xa,
Thì tốt nhất đóng cửa
Mà ngồi im trong nhà.

Hơn nữa, phải luôn nhớ,
Bão xuất hiện theo mùa.
Giông bão các bà vợ
Thất thường như trò đùa.

Đấy là chưa nói chuyện
Bão đến từ đại dương.
Còn bão của phái yếu
Nhiều khi ngay trên giường.

Lưu ý: Thường có bão
Khi khí lạnh tràn qua.
Đàn ông chơi, về muộn,
Sẽ có bão ở nhà.
Thái Bá Tân. 
 

Mẹ Vắng Nhà Ngày Bão

 
(Nhân dịp Hải Yến (Haiyan) ghé thăm)

Mấy ngày mẹ về quê
Là mấy ngày bão nổi
Con đường mẹ đi về
Cơn mưa dài chặn lối.

Hai chiếc giường ướt một
Ba bố con nằm chung
Vẫn thấy trống phía trong
Nằm ấm mà thao thức.

Nghĩ giờ này ở quê
Mẹ cũng không ngủ được
Thương bố con vụng về
Củi mùn thì lại ướt.

Nhưng chị vẫn hái lá
Cho thỏ mẹ, thỏ con
Em thì chăm đàn ngan
Sáng lại chiều no bữa
Bố đội nón đi chợ
Mua cá về nấu chua...

Thế rồi cơn bão qua
Bầu trời xanh trở lại.
Mẹ về như nắng mới
Sáng ấm cả gian nhà.

Đặng Hiển.

Tám tháng, 63 người bị chó dại cắn chết


(PL)- “Báo cáo của Bộ Y tế cho thấy trong tám tháng đầu năm 2013 cả nước có trên 175.000 người bị chó cắn, phải điều trị dự phòng. Trong đó, 63 người tử vong”.


Ngày 4-9, Bộ NN&PTNT cho biết Bộ đã ban hành công điện khẩn, đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tăng cường công tác phòng, chống bệnh dại trên động vật. Bộ NN&PTNT cảnh báo bệnh dại trên chó đang lan rộng tại các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là các tỉnh trung du miền núi. Cụ thể, từ năm 2009 đến 2012 đã có gần 1,3 triệu người bị chó cắn và phải đi điều trị dự phòng, trong đó có 354 người tử vong. 
Theo thống kê cả nước có khoảng 10 triệu con chó, trong đó có khoảng 60% được tiêm phòng dại và bốn năm gần đây có hơn 500 con chó bị bệnh dại được ghi nhận. Trước tình hình trên, Bộ NN&PTNT yêu cầu các địa phương tổ chức rà soát số lượng chó, mèo nuôi trên địa bàn; tổ chức tiêm phòng dại bổ sung, đảm bảo tỉ lệ tiêm phòng trên 80% so với tổng đàn; yêu cầu chủ nuôi khi đưa chó ra nơi công cộng phải có dây xích, đeo rọ mõm và có người dắt… 
TRỌNG PHÚ- Phapluattp

Chó thả rông trước mặt nhà CT3 Trung văn.

Quy định về việc nuôi chó

Bộ NN&PTNT quy định, khi dắt chó ra nơi công cộng phải có dây xích, phải rọ mõm và có người dắt; không để chó đi lang thang ngoài đường, phố làm mất vệ sinh nơi công cộng.

Mấy anh trộm chó làm giảm thiểu số người bị chó cắn.


Nuôi chó vốn là một tập quán tốt đẹp của người Việt, nó hàm chứa hai yếu tố tích cực là làm thỏa mãn nhu cầu tình cảm của người nuôi và trông giữ tài sản cho họ. Pháp luật không có quy định nào về việc cấm nuôi chó kể cả việc nuôi chó ở nhà chung cư. Tuy nhiên, người nuôi chó phải trông giữ, nuôi nhốt cẩn thẩn để tránh trường hợp chó tấn công người (đặc biệt đối với trường hợp chó đã mắc bệnh dại), ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác. Pháp luật đã quy định khá cụ thể về trách nhiệm, nghĩa vụ của người nuôi chó. Cụ thể như sau:
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 48/2009/TT-BNNPTNT ngày 4/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về hướng dẫn các biện pháp phòng, chống bệnh dại ở động vật thì người nuôi chó có các trách nhiệm sau đây:
a) Tại các đô thị, nơi đông dân cư, kể cả vùng nông thôn (trừ vùng sâu, vùng xa) tổ chức, cá nhân nuôi chó phải đăng ký với Trưởng thôn, Trưởng ấp hoặc Tổ trưởng dân phố để lập danh sách, trình Ủy ban nhân dân xã, phường cấp sổ quản lý chó (Sổ quản lý chó phải ghi rõ ngày, tháng, năm sinh; loài, giống, tính biệt, màu lông; ngày gia đình bắt đầu nuôi, thời gian tiêm phòng các loại vắc xin, số lô).
b) Phải chấp hành quy định tiêm phòng bệnh dại định kỳ và bổ sung của cơ quan thú y;
c) Phải thường xuyên xích chó, nuôi chó trong nhà, không được thả rông, để chó cắn người. Ở các thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư khi dắt chó ra nơi công cộng phải có dây xích, phải rọ mõm và có người dắt, không để chó đi lang thang ngoài đường, phố làm mất vệ sinh nơi công cộng;
d) Thường xuyên thực hiện vệ sinh chuồng nuôi.
Người nuôi chó vi phạm một trong các quy định nêu trên thì có thể bị xử lý như sau:
Theo Điều 625 Bộ luật Dân sự thì “Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác; nếu người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi trong việc làm súc vật gây thiệt hại cho mình thì chủ sở hữu không phải bồi thường”. Nếu hai bên không thỏa thuận được mức bồi thường thì người bị thiệt hại có thể khởi kiện người chủ vật nuôi ra tòa án để được giải quyết theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người nuôi chó có hành vi thả rông chó ở khu dân cư hoặc dắt chó đi cùng mà không có dây xích, không có rọ mõm thì theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 73/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ thì người nuôi chó có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Nếu để chó gây thương tích, thiệt hại tài sản cho người khác thì bị xử phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng và phải bồi thường toàn bộ thiệt hại do vật nuôi của mình gây ra.
Để việc nuôi chó được an toàn, không gây thiệt hại cho người khác, ngoài việc người chủ vật nuôi phải tự giác chấp hành các quy định của pháp luật thì mọi người đều có quyền yêu cầu người chủ vật nuôi chấm dứt vi phạm.
Trường hợp người nuôi chó đã được nhắc nhở mà vẫn tiếp tục vi phạm thì mọi người có quyền thông báo cho trưởng thôn, trưởng ấp hoặc tổ trưởng dân phố (nếu ở chung cư thì có thể đề nghị Ban quản lý khu chung cư) hoặc đề nghị trực tiếp với UBND xã, phường sở tại để được giải quyết.
Căn cứ mức độ vi phạm mà Ủy ban sẽ xử lý từ cảnh cáo đến phạt tiền và buộc người chủ vật nuôi phải có biện pháp khắc phục.
Luật sư Đỗ Trọng LinhCông ty Luật Bảo An
41 Trần Hữu Tước, Đống Đa, Hà Nội