Thư gửi ban đại diện


Kính gửi các bác trong Ban đại diện,

Gần đây cháu thấy việc dọn vệ sinh ở khu chung cư của chúng ta quá cẩu thả. Rác ngập khắp sân mặt trước tòa nhà và hầm gửi xe. Nước lênh láng và bốc mùi hồ thối, khai dưới hầm gửi xe. Cây cối không được chăm sóc, cỏ mọc um tùm. Cảnh quan rất hoang tàn. Mấy cô dọn vệ sinh sáng nào cũng lau sàn nhưng chỉ lau nước không một lượt, không quét tước, không làm vệ sinh các khu vực két bẩn, không xử lý các vũng nước hôi thối ở hầm nhà. Vậy mà phí dịch vụ thì vẫn thu đều đều. Ngoài ra, Cháu đã chứng kiến có kẻ đi loanh quanh trong hầm gửi xe, xem xe nào có mũ BH để ngoài thì nhặt lên xem, rất khả nghi. Thậm chí có người còn tiểu tiện bậy ở hốc tường trong hầm gửi xe. Cháu thấy một cộng đồng dân cư văn hóa không nên để những tình trạng này kéo dài, vừa ảnh hưởng đến môi trường sống của tất cả chúng ta,vừa xấu hổ với khách đến thăm nhà. Vì vậy, cháu nhờ các bác chuyển những kiến nghị này đến Ban quản lý giúp chúng cháu và yêu cầu họ có biện pháp cải thiện ngay trong thời gian tới.

Cháu cảm ơn Ban đại diện rất nhiều ạ
 
 [Thư của một chủ hộ]

Không có cảnh báo cứu hỏa nào của BQL sau vụ cháy tại ĐN3 - CT3.

Đơn nguyên 3 không biết cháy thật hay giả nhưng chuông reo, bà con lũ lượt chạy.

Bà con đơn nguyên 3 - CT3 lánh nạn hồi 23h ngày 28/3/2014

Cách đây mấy tuần tầng 8 đơn nguyên 2 nhà CT3 có một nhà bị chập cháy gì đó trong nhà mà BQL phải phá cửa vào xử lý. Sao không thấy BQL thông báo gì cho hộ dân để cảnh giác nhỉ. Có bác nào biết cụ thể thông báo cho bà con được không?

- Nhà 807 cạnh nhà em đấy ạ. 2 cụ già đun nồi thịt để quên trên bếp. Khói mù mà 2 cụ ko biết, tai lại nghễnh ngãng. Bảo vệ bấm chuông, đập cửa ầm ầm mà 2 cụ vẫn ngồi tâm sự ko biết gì, đến khi họ phá cửa 2 cụ mới chui ra từ làn khói, hốt hoảng "cháy đâu, cháy đâu?" Bảo vệ vào thấy nồi thịt đen xì xì vẫn đang đun trên bếp. Hàng xóm được phen hú vía. Vợ em phải nghỉ mất nửa buổi chiều vì vụ này đấy.
-------------------------------------------
Dạo này chuông báo cháy nhà CT3 đơn nguyên 2 liên tục kêu. Có nhiều nguyên nhân như các hộ để khói quá nhiều, trẻ con bấm chuông... Như sáng 21.01.2014 hiện tượng chuông kêu khắp nhà CT3 đơn nguyên 2 mà bảo vệ không tìm ra nguyên nhân. Hệ thống báo cháy của tòa nhà không hiểu đã được kết nối đến PCCC của Thành phố chưa mà khi chuông kêu không có xe cứu hỏa đến. Điều này thật nguy hiểm nếu xảy ra cháy thật. Việc chuông báo cháy liên tục kêu mà không có sự can thiệp của Chủ đầu tư thì lúc cháy thật sẽ có hậu quả như thế nào. Đề nghị Ban Đại diện thông báo cho cư dân cần cẩn thận trong việc sử dụng điện, đun nấu... tuyệt đối không hóa vàng ngay tại các tầng để phòng chống cháy nổ. Đồng thời yêu cầu HANCIC kiểm tra lại hệ thống báo cháy và tập huấn cho cư dân PCCC khi có sự cố. Xin cám ơn.
----------------------------------------------------------

Sau rất nhiều lần chuông báo cháy reo trong tòa nhà. Không biết cháy thật hay giả, cháy nhiều hay cháy ít, bảo vệ và BQL chung cư đã làm được những việc gì? Nhưng tuyệt nhiên BQL không hề có một bản báo cáo nào, cũng không đưa ra một cảnh báo nào cho người dân, cũng không có chương trình tuyên truyền phổ biến cho mọi người đề phòng hỏa hoạn.

Chắc phải đợi đến khi có người chết, rồi báo chí truyền thông đưa tin, thân nhân người chết nhiếc móc thì BQL mới nói lời "chia buồn sâu sắc đến gia đình nạn nhân".

Kết quả trưng cầu ý kiến về làm cửa

Kính gửi:  Toàn thể bà con ĐN2 – CT3 KĐT Trung văn
Kết quả việc lấy ý kiến của các hộ về phương án làm cửa: cửa sắt/inox hoặc cửa gỗ. BĐD đã tiến hành tập hợp ý kiến từ 2 nguồn: gửi email và bình luận dưới tin bài của Blog. Chúng tôi xin thông báo tới bà con kết quả trưng cầu cụ thể như sau:
1. Đồng ý làm cửa gỗ: không có
2. Đồng ý làm cửa sắt/inox: 16 hộ.
Trong đó:
- 13 hộ đề số phòng cụ thể (1404; 1304; 1302; 304; 607; 1002; 308; 903; 906; 506; 1201; 807; 1108)
- 3 hộ không nêu số phòng (Đường Thùy Chi; Ngô Minh Chiến và một người bình luận dưới tin bài trong blog không nêu rõ tên)
Theo nội dung tại Thông báo ngày 26/02/2014 trên Blog thì phương án lựa chọn sẽ dựa trên ý kiến đa số là: Cửa sắt/inox. Vì thế, trên cơ sở ý kiến của bà con, BĐD sẽ gửi văn bản đề nghị Chủ đầu tư cho phép các hộ dân được triển khai lắp cửa trong thời gian sớm nhất. Chúng tôi sẽ thông báo ý kiến phản hồi từ phía Chủ đầu tư tới bà con ngay khi có phúc đáp.
Trân trọng!
 Ngày 21/3/2014
Tổ trưởng kiểm phiếu: Nguyễn Thị Anh Thơ
( Ban đại diện )


Lịch thu phí sử dụng điện

Lịch thu phí sử dụng điện
 Nhân viên thu ngân ĐLTL tiếp tục thu phí sử dụng điện tháng 3/2014 vào tối thứ 3 ngày 18/3/2014. Đề nghị các hộ chưa nộp, có mặt ở nhà đề nộp phí .

Ban đại diện

Chán chung cư

PetroTimes) - Sau một thời gian sở hữu căn hộ chung cư, nơi được ví như “an cư lạc nghiệp” thì nhiều người ngày càng không mặn mà với loại hình nhà ở này do quá nhiều bất cập.
Sử dụng sai công năng…
Theo khảo sát của PV PetroTimes, hiện tượng nhếch nhác, xuống cấp, chật chội… là thực trạng phổ biến ở nhiều chung cư hiện nay ở Hà Nội. Thế nhưng, một trong những điều khiến người dân bức xúc nhất, chính là tình trạng sử dụng sai mục đích một số hạng mục công trình. Trong đó phải kể đến việc tận dụng các diện tích công cộng để làm chỗ kinh doanh, diễn ra hầu hết ở các tòa nhà chung cư. Đặc biệt thực trạng các doanh nghiệp tìm đến các khu chung cư thuê văn phòng, gây áp lực cho hạ tầng cũng khiến người dân bức xúc.
Không khó để nhận thấy thực trạng, nhiều căn hộ chung cư được chuyển sang cho các doanh nghiệp thuê làm trụ sở, hoặc văn phòng giao dịch. Hầu hết tầng 1 các tòa nhà chung cư đều được sử dụng làm quán cà phê, quán ăn, các cửa hàng, bãi trông xe tự phát... lấn chiếm các khoảng không gian chung. Điều này đã và đang làm ảnh hưởng sinh hoạt cộng đồng dân cư; gây ô nhiễm môi trường; tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao; vi phạm quy định của nhà nước về quản lý sử dụng chung cư.
“Nếu là nhà ở, mỗi căn hộ chỉ có vài người nhưng một văn phòng thì có tới hàng chục nhân viên, chưa kể lượng khách ra vào giao dịch hàng ngày. Cả tòa nhà có 4 cái thang máy, nhân viên văn phòng, khách đến giao dịch ồn ào cả ngày, chỗ để xe lúc nào cũng chật cứng vì quá tải. Nhỡ xảy ra hỏa hoạn thì thoát hiểm thế nào?” - một cư dân KĐT Nam Trung Yên lo ngại.
http://www.petrotimes.vn/stores/news_dataimages/tranminhquan/032014/15/15/A2_ong_Dao_Ngoc_Nghiem.jpg
TS. KTS Đào Ngọc Nghiêm nhận định: “Xây dựng nhà ở nên gắn kết với tổng thể cả khu đô thị và phải có sự giám sát của Nhà nước chứ không thể để chủ đầu tư chỉ chú trọng xây các công trình khác để kiếm lợi”.
KĐT Trung Hòa – Nhân Chính, hoặc Khu Nam Nam Trung Yên, là những ví dụ cụ thể về “thực trạng” đáng lo ngại nói trên. Có thể thấy, vào thời điểm năm 2006, lúc mới đi vào hoạt động, ít ai nghĩ rằng những KĐT này lại trở nên đông đúc chật chội như hiện nay. Toàn bộ nhà chung cư khu Trung Hòa - Nhân Chính, đều được cấp giấy phép xây nhà chung cư để ở, nên việc cho thuê làm văn phòng đã gây nên tình trạng lộn xộn, hạ tầng nhanh chóng bị quá tải... dẫn đến bức xúc của các hộ dân, cũng là điều dễ hiểu.
Được biết, việc các doanh nghiệp lựa chọn các KĐT để đặt trụ sở và văn phòng giao dịch, ngoài lý do để tiết kiệm chi phí cũng còn vì nhiều “cái tiện” khác. Ví như sân chung cư có thể được tận dụng làm nơi thoải mái đỗ xe. Nhiều chủ doanh nghiệp còn sử dụng căn hộ thuê, vừa là trụ sở nhưng cũng đồng thời là nhà ăn, nhà ở cho công nhân viên của mình.
Chủ đầu tư “mang con, bỏ chợ”
Một thực tế hiện nay cho thấy, những “áp lực” như trên đã khiến nhiều gia đình rời bỏ nơi từng được lựa chọn làm tổ ấm, vì không chịu đựng nổi. Ở thời điểm mới đưa vào hoạt động, KĐT Trung Hòa - Nhân Chính được nhiều người dân lựa chọn bởi hạ tầng tương đối hoàn thiện, vị trí lại cũng gần trung tâm thành phố, giao thông đi lại thuận tiện. Thời điểm ấy KĐT này cũng ít các tòa nhà hơn bây giờ, đường rộng thoải mái, không gian lại thoáng đãng yên tĩnh nên nhiều gia đình đã chọn làm nơi an cư lạc nghiệp của mình.
Thực tế, cơ quan chức năng cũng đã nhìn nhận thấy những nguy cơ trong việc tùy tiện trong việc sử dụng chung cư hiện nay. Từ năm 2009 Bộ Xây dựng từng Công văn số 2544/BXD-QLN yêu cầu một số địa phương tiến hành rà soát và có biện pháp chấn chỉnh việc sử dụng cho thuê chung cư làm văn phòng. Thế nhưng, từ đó đến nay vẫn chưa có gì chuyển biến. Các khu chung cư tại Hà Nội vẫn là địa điểm lý tưởng để các DN chọn thuê căn hộ làm văn phòng giao dịch, làm việc.
Ở góc nhìn xã hội học, ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội lại cho rằng, sự việc người dân “chán” các khu chung cư cũng có thể nhìn nhận ở nhiều nguyên nhân. Nhưng quan trọng nhất là người dân chồng đủ tiền mua chung cư nhưng không nhận được sổ đỏ. Đây là tài sản lớn của người dân, nên họ rất muốn được chứng nhận quyền sở hữu, vì nếu có việc phải vay vốn làm việc gì đó, nếu không có sổ đỏ thế chấp thì ngân hàng không cho vay. Như vậy chẳng khác gì chủ đầu tư “mang con bỏ chợ”.
http://www.petrotimes.vn/stores/news_dataimages/tranminhquan/032014/15/15/A4_chiem_dung_hanh_lang_chung_cu.jpg
Diện tích chung tại nhiều khu đô thi, khu chung cư bị chiếm dụng làm bãi gửi xe.
“Mặc dù Nhà nước đã có chủ trương cấp sổ đỏ cho các căn hộ chung cư, nhưng thực tế là không dễ gì thực hiện. Lý do, nhiều chủ đầu tư khi mua lô đất xây chung cư, đã đem sổ đỏ của lô đất ấy cắm cho ngân hàng vay vốn. Nay lại cấp quyền sử dụng cho các hộ gia đình trên lô đất ấy, thì ngân hàng nào chấp nhận? Họ phải nắm thứ gì để đảm bảo chủ đầu tư không xù nợ. Ở các chung cư rơi vào trường hợp này, nếu cứ cấp sổ đỏ cho người dân thì sẽ càng phức tạp, và xảy ra tranh chấp” – ông Bùi Danh Liên lập luận.
Các nguyên nhân khác được ông Bùi Danh Liên chỉ ra là, nhiều loại phí ở chung cư hiện nay rất cao, so với mức thu nhập của người dân. Ở nhiều chung cư, các chủ đầu tư “tận thu” phí đến mức, thậm chí lương của một công chức bình thường không đủ để trả đủ loại “phí dịch vụ”. Chất lượng ở nhiều nhà chung cư cũng kém, mà khu Nam Trung Yên; hay khu Đồng Tàu là những ví dụ cụ thể. Nhiều DN xác định thuê hoặc mua chung cư để làm văn phòng, trụ sở giao dịch phục vụ mục đích kinh doanh, nhưng không có thị trường, cộng với việc bị người dân phản đối nên cũng phải chuyển đi nơi khác. Trong khi một bộ phận khác cư dân, không chịu được những áp lực của các vấn đề nảy sinh trong KĐT nên đã phải chuyển đi.
Cùng trao đổi về vấn đề này, TS. KTS. Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch kiến trúc Hà Nội cho rằng: Để giải quyết thực trạng nhếch nhác, tùy tiện, sử dụng sai chức năng… xảy ra ở nhiều chung cư, cần phải thống nhất được khái niệm về vấn đề nhà ở.
“Khái niệm này, sẽ được đề cập trong dự thảo Luật nhà ở, trong thời gian tới. Đặc biệt trong luật về quy hoạch đô thị cũng đã phân khúc chức năng và phân loại các công trình xây dựng. Trong đó nhà ở là chức năng dành cho việc ở, còn các chức năng công cộng được bố trí ở các vị trí thích hợp khác. Việc sử dụng lẫn lộn các chức năng xảy ra phổ biến ở nhiều KĐT hiện nay, đã gây áp lực cho cư dân, cần phải được chấn chỉnh” - TS. KTS. Đào Ngọc Nghiêm bày tỏ.
TS. KTS Đào Ngọc Nghiêm cũng cho biết, Việt Nam cũng như ở một số nước đều đưa ra một khái niệm gọi là “đất hỗn hợp” để xây những “công trình hỗn hợp” – đa chức năng. Nhưng chúng ta cần phải hiểu rằng khái niệm ấy, không làm thay đổi chức năng của công trình, không làm thay đổi quá trình vận hành của công trình.
“Một vấn đề được đặt ra, xây dựng nhà ở nên gắn kết với tổng thể cả KĐT, và phải có sự giám sát của Nhà nước, chứ không phải bỏ mặc cho chủ đầu tư chỉ chú trọng xây các công trình để kiếm lợi, mà không trú trọng đến hạ tầng xã hội. Thực tế quy hoạch thì có đầy đủ các hạng mục, thế nhưng ở các KĐT hiện nay việc xây dựng hạ tầng lại không đảm bảo  đồng bộ, điều này là rất khó chấp nhận và cần các cơ quan có chức năng vào cuộc” - TS. KTS. Đào Ngọc Nghiêm nhấn mạnh.
Thảo Phượng
 Lời bình: Chúng ta cần đấu tranh để tránh những tiêu cực làm hỏng chung cư đẹp đẽ vốn có bửi những thế lực có quyền nhưng  tham lam .

Chuyện thông đồng chiếm đoạt tiền gửi xe và thay đổi bảo vệ

Bảo vệ chiếm đoạt tiền gửi xe của BQL và của chủ xe.

Sa thải đội bảo vệ Bạch Đằng Giang

Lịch cấp " Giấy chứng nhận phù hợp chất lượng công trình".

Chủ đầu tư Hancic thông báo lịch  cấp giấy chứng nhận sự phù hợp chất lượng công trình nhà CT3 cho các hộ mua nhà của Hancic để làm sổ đỏ.

-         Thời gian:  từ ngày 17/3/2014.
-         Địa điểm:  BQL dự án, 76 An Dương, Hà Nội. Gặp chị Tuyết, ĐT: 043.716.9988,    099.636.7303.
-         Lưu ý: Mang theo hợp đồng gốc, CMTDN, Sổ hộ khẩu, văn bản xác nhận của chủ đầu tư, biên bản bàn giao để làm căn cứ thực hiện.
-         Chi tiết tại CV 165/TB, ngày 12/3/2014, của Hancic dán ở Bản Tin  ĐN 2-CT3
Ngày 13/3/2014

Ban Đại Diện

Lịch ký phụ lục HĐ của tầng 11, 17 ĐN2

Kính gửi các chủ hộ mua nhà của Công ty Vina (tầng 11 và 17)

Xin trân trọng thông tin đến các chủ hộ tầng 11 và 17 ĐN2 là Phụ lục Hợp đồng chi tiết từng căn hộ giữa chủ đầu tư Hancic và Cty Vina đã được ký kết. Công ty Vina thông báo mời các chủ hộ sắp xếp thời gian đến địa chỉ Công ty tại tầng 3, số nhà 21, đường Vũ Phạm Hàm, KĐT Trung Yên, Yên Hòa, Cầu Giấy vào ngày thứ 4 (12/3/2014) hoặc sáng ngày thứ 7 (15/3/2014) để ký Phụ lục Hợp đồng. Lưu ý: mỗi hộ khi đi ký nhớ mang theo bản sao CMTND và Hộ khẩu (mỗi thứ 3 bản) để đối chiếu thông tin và lưu tại hồ sơ

Về thủ tục chứng nhận giao dịch qua sàn: Đề nghị anh Điện (1104) liên hệ cho bên Sàn giao dịch bất động sản với các nội dung như đã đàm phán lần trước đến phối hợp với các bên thực hiện thủ tục và cấp xác nhận cho các hộ (lệ phí cấp xác nhận 2.500.000 đồng ai chưa nộp thì chuẩn bị luôn thanh toán cho sàn, ai đã nộp thì thôi) để chuyển chủ đầu từ làm thủ tục chuyển nhượng hợp đồng và làm sổ đỏ. Những hộ nào có nhu cầu muốn làm thêm thủ tục công chứng (chỉ để phục vụ cho giao dịch ngân hàng, không bắt buộc phải làm khi cấp sổ đỏ) liên hệ, đăng ký với anh Điện 1104 (đt 0902298.072) hoặc anh Thiên 1108 (0917.118.116) để kết nối với bên công chứng.

Trân trọng.

Lê Thiên 1108

BQL hà tiện tiền điện, trộm cắp ngang nhiên hoành hành.

Từ trước đến nay cứ tưởng khu vực trong khu dân cư CT3 là an toàn và được bảo vệ vòng trong vòng ngoài nhưng hiện tượng mắt cắp liên lục xẩy ra gần đây thật đáng báo động. Tôi xin cảnh báo đến các hộ dân CT3 là hiện nay khu vực để xe ô tô dưới đường hoặc khu vườn hoa là rất nguy hiểm, có vẻ như bọn trộm cắp đã quen mùi và được giúp sức từ một hoặc một nhóm người xấu nào đó nên chúng ngang nhiên trộm cắp từ xe đạp trong tòa nhà, đến xe máy và gần nhất là bẻ gương chiếu hậu ô tô. Tối hôm qua (ngày 02/3/2014) nhà tôi có khách đến chơi, để xe ô tô ở sân phía trước của ĐN 2, khoảng 9h tối khách xuống lấy xe thì phát hiện đã bị bẻ trộm mất 2 chiếc gương của xe (Corolla Altis) trị giá gần 15 triệu đồng.

 
Chúng tôi quá choáng váng vì trước đó mấy hôm vẫn đỗ xe không vấn đề gì mà này lại có tình trạng trộm cắp ngang nhiên như vậy, hỏi ra thì một số hộ dân trong tòa nhà Đ N2 – CT3 cũng đã biết mà chẳng có tí cảnh báo gì cho cộng đồng cả. Phải chăng do vừa rồi Hancic đổi lại đội bảo vệ mới ? Hay vì tiết kiệm quá tắt bớt đèn chiếu sáng khu vực sân vui chơi tâng 1 tòa nhà?

Tôi viết mấy dòng bức xúc gửi tới toàn thể hộ dân biết để phòng tránh và cùng phản ánh đến Chủ đầu tư sao cho an ninh được an toàn hơn hoặc cắt cử bảo vệ nhận trông xe trên đường thu phí tạo quỹ đời sống cho họ.

Kính mong các hộ dân tham gia ý kiến để tập hợp gửi Chủ đầu tư khắc phục tình trạng trộm cắp ngang nhiên như trên.

Trần Minh Lý.