Sổ đỏ

Sai phạm như Công ty Megastar và Hạ Long, cần phải thu hồi dự án

Thứ ba 18/09/2012 07:05
(GDVN) - Việc huy động vốn rồi “ngâm tiền" khách hàng của Công ty Hạ Long và chủ đầu tư dự án Hesco, 409 Lĩnh Nam, theo LS Triển hành động này có dấu hiệu gian dối rõ rệt, cần phải thu hồi dự án.
Muôn nẻo biến tướng hợp đồng để "lách" luật

Người dân có nguyện vọng mua được một căn nhà để an cư, lạc nghiệp nhưng khi họ chấp nhận đi vay cùng với tài sản tích cóp bao năm để đóng cho chủ đầu tư để rồi sau đó phải mỏi mòn trông ngóng theo nhà đầu tư. Đó là tình trạng chung của nhiều dự án bất động sản hiện nay trong đó có khách hàng của dự án 409 Lĩnh Nam và dự án Hesco Văn Quán

Dự án huy động vốn rồi bỏ không gây nhức nhối cho khách hàng


Theo luật sư Trần Đình Triển, trong thời gian vừa qua pháp luật quy định rất đầy đủ về việc triển khai dự án nhà ở, chung cư. Theo quy định trước khi lập dự án để được phê chuẩn, chủ đầu tư phải có đầy đủ các điều kiện về tài chính, nhân sự và dự án từ đầu, trên cơ sở đó, dự án mới được phê chuẩn. Các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt cho phép xây dựng dự án đầu tư như thiết kế ban đầu.

Ngoài ra, Luật kinh doanh BĐS quy định, chủ đầu tư phải hoàn thiện cơ sở hạ tầng như điện, đường, nước…mới được chuyển giao dự án hoặc bán các nhà chung cư theo quy định. Nhưng thực tiễn, việc chủ đầu tư dự án 409 Lĩnh Nam hay Hesco Văn Quán lách luật rất nhiều bằng cách, dùng hình thức có dấu hiệu gian dối, lừa đảo như huy động vốn từ người dân khi chưa đủ điều kiện.

Hình thức này thường xảy ra ở những dự án chủ đầu tư không có đủ năng lực đầu tư tài chính, họ lách dưới nhiều cách khác nhau ví dụ như hợp đồng hợp tác đầu tư, hợp đồng góp vốn, hợp đồng đồng tài trợ, hợp đồng đồng liên doanh và để thu hút nguồn vốn của người dân và các tổ chức. Hình thức lách luật này khá phổ biến trong việc giao dịch  mua bán bất động sản, điều này vi phạm rõ rệt luật nhà ở.

Cần truy tố trước pháp luật để lập lại trật tự kinh doanh BĐS

Luật sư Triển cho rằng: “Các cơ quan quản lý pháp luật và cơ quan nhà nước cũng biết điều đó, việc những doanh nghiệp bằng hình thức vi phạm trên thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thu hồi dự án. Cơ quan bảo vệ pháp luật cần điều tra làm rõ về tội lừa đảo, tội lạm dụng tín nhiệm hoặc tội cố ý làm trái quy định của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng”.

Chia sẻ với báo Giáo dục Việt Nam, LS Triển nhận định: “Thời gian gần đây, hầu như các dự án chung cư, nhà ở khách than vãn rất nhiều. Đa số, người dân mình mua nhà đều là những người có nhu cầu nhà ở chính đáng, chỉ một vài người mua nhà với hình thức kinh doanh, đầu tư. Bản thân người dân cũng muốn an cư, lạc nghiệp.

Tôi biết có những người phải đi vay ngân hàng với lãi suất cao, bán nhà hoặc những tài sản khác để góp vốn mong chủ đầu tư thực hiện đúng tiến độ, đúng hợp đồng để họ được quyền mua nhà. Nhưng thực tế, khi đó người dân lại phải mỏi mắt trông chờ dự án được triển khai, được đảm bảo tiến độ, chất lượng như đã cam kết với họ để họ có ngôi nhà sinh sống. Ước muốn chính đáng đó của người dân trở nên vô vọng”.

Theo kinh nghiệm giải quyết các tố tụng về đất đai, luật sư Triển pân tích: Chủ đầu tư dự án khi chưa được giấy phép của Sở Kế hoach đầu tư, UBND cấp tỉnh, thành phố hay Sở Xây dựng…của bộ ngành liên quan, bản thân họ đã huy động vốn dùng tiền đó để làm các hành động khác. Thậm chí làm những việc tiêu cực của xã hội ví dụ như đầu tư vào các việc khác, dùng đồng tiền đó để PR cho chính dự án đó của họ”.

Luật sư Trần Đình Triển


Từ những điều trên, chúng ta thấy rằng trách nhiệm của cơ quan nhà nước cần xem xét lại các dự án
Độc giả phát hiện ra những vi phạm trong kinh doanh, huy động vốn trái pháp luật thuộc các dự án của Công ty Hạ Long xin gửi về địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn, hoặc BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!
nhà chung cư, khu biệt thự mà họ đã cam kết kể cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Nếu họ làm sai luật cần thu hồi và yêu cầu họ phải có bồi thường chính đáng cho người dân và các tổ chức đã bị họ thu hút vào những hợp đồng trá hình như vậy. Nếu có dấu hiệu vi phạm phải tiến hành khởi tố trước pháp luật nhằm lập lại trật tự đầu tư kinh doanh bất động sản ở Hà Nội nói riêng cũng như các tỉnh khác nói chung.

Chủ đầu tư có thể huy động vốn gian dối bằng nhiều cách trực tiếp ký với khách hàng hoặc thông qua một đơn vị thứ cấp là sàn bất động sản, hay một công ty khác đứng ra thực hiện hợp đồng để họ liên doanh, liên kết việc của dân. Dù hình thức nào cũng giống nhau, họ ký hợp đồng kiểu đó đều vi phạm pháp luật. Việc thu tiền không có hợp đồng, không nói rõ vì sao thu mà chỉ có phiếu thu thì điều đó càng vi phạm pháp luật hơn LS Triển nhấn mạnh.


Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết, những ý kiến của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!

P.T


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét