Chuyện của người mà cứ như chuyện nhà mình!
Trong 2 dự án BĐS lớn mà VinaMegastar thông qua Công ty BĐS Megastar để thực hiện đầu tư thì Công ty CP Đầu tư Phát triển và Thương mại Hạ Long tham gia đầu tư hàng nghìn tỷ đồng.
Như chúng tôi đã có bài viết phản ánh về số phận của
những dự án BĐS của VinaMegastar ra sao, cũng như ai đứng sau huy động vốn tại
những dự án này sau khi có thông tin vị chủ tịch đơn vị này bị bắt tạm giam, điều
này đã khiến người mua nhà tại các dự án này đang rất hoảng loạn, không biết số
phận dự án sẽ ra sao?
Qua tìm hiểu thêm về vụ việc, chúng tôi nhận thấy,
qua công ty con là Công ty CP Bất động sản Megastar (viết tắt là Megastar Land)
VinaMegastar đã gần như chuyển nhượng gần hết 2 dự án Hesco Văn Quán và Vĩnh
Hưng Dominium cho đơn vị thứ cấp là Công ty CP Đầu tư Phát triển và Thương mại
Hạ Long (viết tắt là Hạ Long) qua 3 hợp đồng hợp tác đầu tư giữa hai công ty
này. Điều này cho thấy, người mua nhà thực sự đang “gặp hạn” với Hạ Long, chứ
không đơn thuần chỉ là sự “đổ vỡ” của VinaMegastar.
Bí
ẩn Công ty Hạ Long
Sinh ra tại Quảng Ninh và là con út trong một gia
đình viên chức, con đường học hành thăng tiến, trước những hoài bão lớn Phạm
Như Quỳnh đã khởi nghiệp trên đất Bắc Ninh với việc thành lập ra Công ty Hạ
Long, có trụ sở tại Xuân Lâm, Thuận
Thành, Bắc Ninh.
Sau nhiều năm lăn lộn với ngành xây dựng, đấu thầu dự
án,…Giám đốc Phạm Như Quỳnh tiếp tục mở rộng kinh doanh BĐS tại Hà Nội vào những
năm 2009. Giới đầu tư BĐS khá ngưỡng mộ với tính cách “sòng phẳng” của ông.
Tuy nhiên, với những thương vụ “đình đám” với
Megastar Land, đến nay những dự án này có nguy cơ “vỡ trận”, Giám đốc Quỳnh
đang đối diện với nguy cơ “đổ bể” vì hàng trăm tỷ đồng huy động vốn của người
mua nhà.
Qua tài liệu chúng tôi thu thập được, ông Phạm Như
Quỳnh là Giám đốc của Hạ Long đã ký 3 hợp đồng hợp tác đầu tư với Megastar Land
tại 2 dự án là Hesco Văn Quán và Vĩnh Hưng Dominium, với tổng trị giá trên
2.265 tỷ đồng.
Trong đó, riêng tại dự án Hesco Văn Quán, Hạ Long đã
ký 2 hợp đồng với tổng giá trị lên đến trên 1.860 tỷ đồng, còn tại dự án Vĩnh
Hưng Dominium, Hạ Long ký hợp tác với Megastar Land hợp đồng hợp tác có tổng trị
giá 399 tỷ.
Liên quan đến 2 dự án này, Megastar Land đã đem đi
thế chấp ngân hàng để huy động vốn, và phát hành trái phiếu. Dự án Hesco Văn
Quán, VinaMegastar đã phát hành cho Công ty Công ty Tài chính Cổ phần Vinaconex
- Viettel (VVF) 150 tỷ trái phiếu kỳ hạn 1 năm do SeaBank bảo lãnh.
Dự án Vĩnh Hưng Dominium, tháng 12/2012, Công ty Nhà
Vĩnh Hưng, đại diện là ông Nguyễn Hoàng Long, chủ tịch HĐTV đã ký kết hợp đồng
tín dụng với một ngân hàng để vay 400 tỷ
triển khai dự án. Theo hợp đồng này, tài sản đảm bảo cho khoản vay là tài sản hình thành từ vốn vay dự án Vĩnh Hưng
Dominium, và được định giá hơn 812 tỷ, và toàn bộ phần vốn góp 73,9% của
Megastar Land tại Nhà Vĩnh Hưng được định giá là 85 tỷ.
Người
mua nhà khốn đốn
Sau khi đã ký kết chót lọt các hợp đồng hợp tác đầu
tư với Megastar Land vào 2 dự án Hesco Văn Quán và Vĩnh Hưng Dominiu vào cuối
2009. Công ty Hạ Long đã dùng những hợp đồng hợp tác đầu tư này để huy động vốn
của người dân.
Hàng trăm hợp đồng dưới dạng “Hợp đồng vay vốn” đã
được Hạ Long ký với người mua nhà. Theo con số ước tính của nhóm khách hàng tại
dự án Hesco Văn Quán thì Hạ Long có thể đã huy động được khoảng 200 tỷ đồng từ
người dân.
Với dự án Vĩnh Hưng Dominium cũng do Công ty Hạ Long
huy động vốn là chủ yếu, đã có hàng trăm khách hàng cũng “sa bẫy” tại dự án
này.
Đã hơn 3 năm trôi qua, tiền đã huy động nhưng dự án
thì vẫn “đắp chiếu”, công trình mới chỉ dừng ở khâu thi công cọc móng, đến nay
vẫn “án binh bất động”, vẫn là bãi đất trống, cỏ mọc. Trong khi đó, theo hợp đồng
ký kết với người mua nhà thì dự án đã phải hoàn thành và bàn giao nhà vào quý 3
năm 2011.
Đang lo lắng những khoản tiền góp vốn của mình không
biết đi đâu, thì giờ đây người mua nhà 2 dự án này lại càng hoang mang hơn khi
nghe tin chủ tịch của VinaMegastar là ông Nguyễn Hoàng Long bị bắt tạm giam vì
tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản hồi tháng 5 vừa qua.
Theo đại diện của VinaMegastar, để giải quyết những
vấn đề trên, công ty sẽ thành lập công ty mới. Trong đó, 30% giá trị căn hộ người
dân đã nộp sẽ được chuyển thành trái phiếu công ty, sử dụng cho việc nộp tiền đất,
giải phóng mặt bằng và xây dựng nhà xưởng mới cho chủ đất cũ. 70% còn lại sẽ được
sử dụng vào việc xây dựng tòa nhà. Người dân được kiểm soát dòng vốn và được
chia lợi tức từ kinh doanh.
Tuy nhiên, theo giới luật sư thì phương án này sẽ
khó có tính khả thi bởi nhiều vấn đề còn phát sinh mà mô hình công ty mới này
khó có thể xử lý như vấn đề phân chia lợi nhuận sau này, vấn đề tài chính,…
Tiếp
tục cập nhật
Kiều
Thuật
(Bài đăng lại từ Cafef.vn)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét