Gian nan đường đòi tiền của khách mua nhà Hesco Văn Quán

Thứ hai 17/09/2012 16:14
(GDVN) - Sau khi đóng tiền theo hợp đồng góp vốn với nhà đầu tư thứ cấp Công ty Hạ Long nhưng không thấy dự án triển khai khách hàng mới vỡ lẽ dự án chưa được cấp phép.

Chủ đầu tư huy động vốn để... trồng cỏ


Dự án Trung tâm Thương mại – Chung cư cao tầng Hesco – Megastar (Dự án Hesco), được thực hiện bởi Hợp đồng hợp tác đầu tư giữa Công ty cổ phần bất động sản Megastar (Cty Megastar) và Công ty cổ phần thiết bị Thủy lợi  nằm trên đường Nguyễn Trãi – Hà Nội được khởi công vào tháng 12/2009. Cũng giống như dự án tại 409 Lĩnh Nam (Hoàng Mai, Hà Nội), dự án này được Công ty Hạ Long độc quyền phân phối.

Tuy nhiên từ khi huy động vốn đến nay khách hàng vẫn trong trạng thái chờ đợi vì chủ đầu tư không động thổ cũng như có bất cứ động thái nào triển khai dự án. Toàn bộ dự án vẫn là bãi đất hoang trống. Các khách hàng sau khi đóng tiền theo hợp đồng góp vốn với nhà đầu tư thứ cấp Công ty Hạ Long nhưng không thấy dự án triển khai mới vỡ lẽ dự án chưa được cấp phép.

Dự án Hesco Văn Quán trên bảng thiết kế


Anh Châu (Ba Đình, Hà Nội) cho biết: Để có thể thuyết phục khách hàng góp vốn, chủ đầu tư và công ty phân phối đã đưa ra Báo cáo số 145/BC-KHĐT ngày 8/2/2010 của Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc nghiên cứu, đề xuất phương án đề nghị được tiếp tục triển khai dự án của một số nhà đầu tư trên địa bàn thành phố Hà Nội, trong đó có đề xuất UBND TP xem xét, chấp thuận nhưng là chấp thuận đưa dự án này vào danh mục các dự án đề xuất tiếp tục triển khai đợt 2 của công tác rà soát các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư trên địa bàn Hà Nội mở rộng, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Sau đó, UBND TP.Hà Nội đã có văn bản số 818/VP-XD ngày 25/2/2010 đồng ý về nguyên tắc với đề xuất của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản trên.

Chính những văn bản này đã khiến nhiều khách hàng mua nhà tại đây tin rằng dự án đã được UBND TP.Hà Nội chấp thuận cho phép xây dựng nên đã ký hợp đồng góp vốn với chủ đầu tư.

Từ cuối năm 2009 đến nay, khách hàng nộp nhiều tiền vào dự án lên đến 55%, ít cũng 30, 25% đều mất ăn, mất ngủ vì dự án vẫn là bãi đất hoang trồng cỏ.

"Đuổi" theo nhà đầu tư đòi tiền

Tiếp tục phản ánh đến Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, anh Thái - khách hàng mua nhà từ dự án Hesco Văn Quán với Công ty Hạ Long cho biết sau nhiều năm anh đã tìm đến Công ty Hạ Long để đòi lại tiền góp vốn nhưng công ty không trả lời mà cho rằng lên Công ty Megastar để đòi tiền. Khi lên đến chủ đầu tư, họ cũng hứa hẹn sẽ trả tiền nhưng đợi khi nào có tiền mới trả được.

Một khách hàng khách cũng cho rằng: “Chúng tôi đã đóng hợp đồng góp vốn với Công ty Hạ Long nhưng bây giờ chẳng biết tìm ai để đòi lại tiền. Chủ đầu tư thì bảo ký với ai về đòi người đó còn Công ty Hạ Long đã mất hút nên khách ngậm ngùi chờ đợi”.

Được biết, nhiều khách hàng đã kéo lên Công ty Hạ Long và gặp chủ đầu tư để đòi tiền nhưng đều nhận được thông báo với lời lẽ có chiều thách thức: “Nếu kiện thì cứ kiện”.

Dự án đến nay chỉ là bãi đất trống


Độc giả phát hiện ra những vi phạm trong kinh doanh, huy động vốn trái pháp luật thuộc các dự án của Công ty Hạ Long xin gửi về địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn, hoặc BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!
Ngày 6/7/2011, trên website của Công ty Megastar có đăng tải thông tin: Văn phòng Chính phủ vừa có Công văn số 4465/VPCP-KTN ngày 4/7/2011 thông báo Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đồng ý về nguyên tắc cho phép tiếp tục triển khai Dự án trung tâm thương mại, văn phòng, chung cư cao tầng HESCO tại phường Văn Mỗ, Hà Đông, Hà Nội, như vậy, chủ đầu tư đã vi phạm luật nhà ở huy động vốn trước khi có giấy pháp triển khai.

Dự án Trung tâm thương mại, Văn phòng, Chung cư cao tầng HESCO - là một trong những dự án trọng điểm nhà chung cư cho người có thu nhập trung bình khá, nằm trong chủ trương, kế hoạch phát triển đô thị về phía Tây của Hà Nội.

Dự án Trung tâm thương mại, Văn phòng, Chung cư cao tầng HESCO gồm 1 toà tháp đôi 50 tầng và toà nhà 45 tầng, căn hộ chung cư với 3 loại diện tích: 87m2, 95m2, 134m2 mỗi căn hộ đều có từ 2-3 phòng ngủ.

Dự án có tổng diện tích 21.294,7m2. Trong đó diện tích xây dựng các công trình công cộng (nhà trẻ, hội trường, khu vui chơi…), quảng trường, và diện tích dành cho giao thông, hạ tầng kỹ thuật, cây xanh, bãi đỗ xe chiếm chiếm đến gần 11.000m2.

Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết, những ý kiến của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!
P.T

Sai phạm như Công ty Megastar và Hạ Long, cần phải thu hồi dự án

Thứ ba 18/09/2012 07:05
(GDVN) - Việc huy động vốn rồi “ngâm tiền" khách hàng của Công ty Hạ Long và chủ đầu tư dự án Hesco, 409 Lĩnh Nam, theo LS Triển hành động này có dấu hiệu gian dối rõ rệt, cần phải thu hồi dự án.
Muôn nẻo biến tướng hợp đồng để "lách" luật

Người dân có nguyện vọng mua được một căn nhà để an cư, lạc nghiệp nhưng khi họ chấp nhận đi vay cùng với tài sản tích cóp bao năm để đóng cho chủ đầu tư để rồi sau đó phải mỏi mòn trông ngóng theo nhà đầu tư. Đó là tình trạng chung của nhiều dự án bất động sản hiện nay trong đó có khách hàng của dự án 409 Lĩnh Nam và dự án Hesco Văn Quán

Dự án huy động vốn rồi bỏ không gây nhức nhối cho khách hàng


Theo luật sư Trần Đình Triển, trong thời gian vừa qua pháp luật quy định rất đầy đủ về việc triển khai dự án nhà ở, chung cư. Theo quy định trước khi lập dự án để được phê chuẩn, chủ đầu tư phải có đầy đủ các điều kiện về tài chính, nhân sự và dự án từ đầu, trên cơ sở đó, dự án mới được phê chuẩn. Các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt cho phép xây dựng dự án đầu tư như thiết kế ban đầu.

Ngoài ra, Luật kinh doanh BĐS quy định, chủ đầu tư phải hoàn thiện cơ sở hạ tầng như điện, đường, nước…mới được chuyển giao dự án hoặc bán các nhà chung cư theo quy định. Nhưng thực tiễn, việc chủ đầu tư dự án 409 Lĩnh Nam hay Hesco Văn Quán lách luật rất nhiều bằng cách, dùng hình thức có dấu hiệu gian dối, lừa đảo như huy động vốn từ người dân khi chưa đủ điều kiện.

Hình thức này thường xảy ra ở những dự án chủ đầu tư không có đủ năng lực đầu tư tài chính, họ lách dưới nhiều cách khác nhau ví dụ như hợp đồng hợp tác đầu tư, hợp đồng góp vốn, hợp đồng đồng tài trợ, hợp đồng đồng liên doanh và để thu hút nguồn vốn của người dân và các tổ chức. Hình thức lách luật này khá phổ biến trong việc giao dịch  mua bán bất động sản, điều này vi phạm rõ rệt luật nhà ở.

Cần truy tố trước pháp luật để lập lại trật tự kinh doanh BĐS

Luật sư Triển cho rằng: “Các cơ quan quản lý pháp luật và cơ quan nhà nước cũng biết điều đó, việc những doanh nghiệp bằng hình thức vi phạm trên thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thu hồi dự án. Cơ quan bảo vệ pháp luật cần điều tra làm rõ về tội lừa đảo, tội lạm dụng tín nhiệm hoặc tội cố ý làm trái quy định của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng”.

Chia sẻ với báo Giáo dục Việt Nam, LS Triển nhận định: “Thời gian gần đây, hầu như các dự án chung cư, nhà ở khách than vãn rất nhiều. Đa số, người dân mình mua nhà đều là những người có nhu cầu nhà ở chính đáng, chỉ một vài người mua nhà với hình thức kinh doanh, đầu tư. Bản thân người dân cũng muốn an cư, lạc nghiệp.

Tôi biết có những người phải đi vay ngân hàng với lãi suất cao, bán nhà hoặc những tài sản khác để góp vốn mong chủ đầu tư thực hiện đúng tiến độ, đúng hợp đồng để họ được quyền mua nhà. Nhưng thực tế, khi đó người dân lại phải mỏi mắt trông chờ dự án được triển khai, được đảm bảo tiến độ, chất lượng như đã cam kết với họ để họ có ngôi nhà sinh sống. Ước muốn chính đáng đó của người dân trở nên vô vọng”.

Theo kinh nghiệm giải quyết các tố tụng về đất đai, luật sư Triển pân tích: Chủ đầu tư dự án khi chưa được giấy phép của Sở Kế hoach đầu tư, UBND cấp tỉnh, thành phố hay Sở Xây dựng…của bộ ngành liên quan, bản thân họ đã huy động vốn dùng tiền đó để làm các hành động khác. Thậm chí làm những việc tiêu cực của xã hội ví dụ như đầu tư vào các việc khác, dùng đồng tiền đó để PR cho chính dự án đó của họ”.

Luật sư Trần Đình Triển


Từ những điều trên, chúng ta thấy rằng trách nhiệm của cơ quan nhà nước cần xem xét lại các dự án
Độc giả phát hiện ra những vi phạm trong kinh doanh, huy động vốn trái pháp luật thuộc các dự án của Công ty Hạ Long xin gửi về địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn, hoặc BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!
nhà chung cư, khu biệt thự mà họ đã cam kết kể cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Nếu họ làm sai luật cần thu hồi và yêu cầu họ phải có bồi thường chính đáng cho người dân và các tổ chức đã bị họ thu hút vào những hợp đồng trá hình như vậy. Nếu có dấu hiệu vi phạm phải tiến hành khởi tố trước pháp luật nhằm lập lại trật tự đầu tư kinh doanh bất động sản ở Hà Nội nói riêng cũng như các tỉnh khác nói chung.

Chủ đầu tư có thể huy động vốn gian dối bằng nhiều cách trực tiếp ký với khách hàng hoặc thông qua một đơn vị thứ cấp là sàn bất động sản, hay một công ty khác đứng ra thực hiện hợp đồng để họ liên doanh, liên kết việc của dân. Dù hình thức nào cũng giống nhau, họ ký hợp đồng kiểu đó đều vi phạm pháp luật. Việc thu tiền không có hợp đồng, không nói rõ vì sao thu mà chỉ có phiếu thu thì điều đó càng vi phạm pháp luật hơn LS Triển nhấn mạnh.


Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết, những ý kiến của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!

P.T


Sẽ cấu thành tội hình sự nếu Công ty Hạ Long không có nhà để giao

Thứ sáu 10/08/2012 13:04
(GDVN) - Luật sư Triệu Trung Dũng cho biết nếu như quá thời hạn  hợp đồng mà Công ty Hạ Long vẫn không có căn hộ để bàn giao cho khách hàng, hành vi này đã đủ dấu hiệu cấu thành “Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.

Liên quan đến việc một số khách hàng đã kí hợp đồng và đóng 90% tiền để mua căn hộ tại CT3 Trung Văn (Từ Liêm, Hà Nội), tuy nhiên đơn vị phân phối là Công ty Hạ Long chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính với chủ đầu tư khiến họ có nguy cơ không được bàn giao nhà, phóng viên báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với luật sư Triệu Trung Dũng - Trưởng văn phòng luật sư Triệu Dũng và các cộng sự.

Khách hàng của Công ty Hạ Long bất lực vì không biết đòi nhà từ ai.


Luật sư Triệu Trung Dũng cho biết: Thứ nhất, xét về yếu tố dân sự thì công ty Hạ Long đã có dấu hiệu vi phạm hợp đồng nghiêm trọng nếu thỏa thuận với khách hàng sẽ bàn giao nhà đúng thời hạn nhưng Công ty Hạ Long chưa nộp đủ tiền cho phía chủ đầu tư (mặc dù, có nhiều khách hàng đã đóng 90% tiền hợp đồng căn hộ). Như vậy sẽ báo hiệu việc Công ty Hạ Long sẽ không có đủ số căn hộ để bàn giao cho khách hàng. 

Mặt khác, việc Công ty Hạ Long đã ký biên bản với Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Hà Nội (Hancic) xác nhận nếu không trả tiền đúng theo tiến độ Hancic sẽ thu lại phần căn hộ tương đương với số nợ còn thiếu của Công ty Hạ Long thì dấu hiệu vi phạm hợp đồng đã quá rõ! Tổng số tiền Hạ Long mới chuyển qua Hancic tương đương khoảng 70% tổng giá trị hợp đồng mua bán căn hộ giữa Hancic và Hạ Long  (Phó TGĐ Hancic cho biết) chứng tỏ Công ty Hạ Long đã có hành vi chiếm dụng tiền của khách hàng hoặc sử dụng vào mục đích khác.

Thứ hai, xét về yếu tố hình sự: “Nếu quá thời hạn Hợp đồng và Hancic đã bàn giao hết các căn hộ tại CT3 Trung Văn mà Công ty Hạ Long vẫn không có các căn hộ để bàn giao cho khách hàng theo hợp đồng thì hành vi của Công ty Hạ Long đã đủ dấu hiệu cấu thành “Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại khoản 4 điều 140 bộ luật Hình sự đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009.”, Luật sư Triệu Trung Dũng nói.

Về trách nhiệm của các bên trong dự án này, luật sư Triệu Trung Dũng cho biết: “... phải xem xét đến việc Công ty Hạ Long có quyền phân phối nhà theo quy định của pháp luật hay không? Trách nhiệm của chủ đầu tư Hancic giao việc phân phối căn hộ chung cư CT3 Trung Văn cho Công ty Hạ Long có đúng luật không? Việc công bố thông tin về giao, bán các căn hộ chung cư của Hancic đã đúng quy định về bất động sản hay chưa? Sau đó mới có thể kết luận được.

Luật sư Triệu Trung Dũng trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam


Để khách hàng có thể bảo vệ quyền lợi của mình, luật sư Triệu Trung Dũng cho biết, trước tiên, trong giai đoạn này khách hàng nên có buổi làm việc với Công ty Hạ Long và lập các biên bản về việc vi phạm hợp đồng (nếu đã đến thời hạn giao nhà), ghi rõ việc phạt vi phạm hợp đồng xử lý như thế nào. Sau đó, tùy theo từng hành vi cụ thể của công ty Hạ Long để đề nghị cơ quan có chức năng xử lý về dân sự hoặc hình sự.

Khoản 4 điều 140 BLHS đã sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về “Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”:

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này



Nguyễn Tiến