QCVN 26:2010/BTNMT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC
GIA VỀ TIẾNG ỒN
National Technical Regulation on Noise
HÀ NỘI - 2010
Lời nói đầu
Lời nói đầu
QCVN 26:2010/BTNMT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn và rung động biên soạn, Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ và Vụ Pháp chế
trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT ngày 16 tháng 12
năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
|
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TIẾNG ỒN
National Technical Regulation on Noise
1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1.
Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định giới hạn tối đa
các mức tiếng ồn tại các khu vực có con người sinh sống, hoạt động và làm việc.
Tiếng ồn trong quy chuẩn này là tiếng
ồn do hoạt động của con người tạo ra, không phân biệt loại nguồn gây ồn, vị trí
phát sinh tiếng ồn.
Quy chuẩn này không áp dụng để đánh
giá mức tiếng ồn bên trong các cơ sở sản xuất, xây dựng, thương mại, dịch vụ.
1.2.
Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ
chức, cá nhân có các hoạt động gây ra tiếng ồn ảnh hưởng đến các khu vực có con
người sinh sống, hoạt động và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam.
1.3. Giải
thích thuật ngữ
1.3.1. Khu vực đặc biệt
Là những khu vực trong hàng rào của các
cơ sở y tế, thư viện, nhà trẻ, trường học, nhà thờ, đình, chùa và các khu vực có
quy định đặc biệt khác.
1.3.2. Khu vực thông thường
Gồm: khu chung cư, các nhà ở riêng lẻ nằm cách biệt hoặc liền kề, khách
sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính.
2.
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1. Các nguồn gây ra tiếng ồn do hoạt động sản xuất, xây dựng,
thương mại, dịch vụ và sinh hoạt không được vượt quá giá trị quy định tại Bảng
1.
Bảng 1 - Giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn
(theo mức âm tương đương), dBA
TT
|
Khu
vực
|
Từ
6 giờ đến 21 giờ
|
Từ
21 giờ đến 6 giờ
|
1
|
Khu
vực đặc biệt
|
55
|
45
|
2
|
Khu
vực thông thường
|
70
|
55
|
3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH
3.1. Phương
pháp đo tiếng ồn thực
hiện theo các tiêu chuẩn quốc gia sau đây:
Bộ TCVN 7878 Âm học – Mô tả, đo và đánh giá tiếng ồn môi trường, gồm 2
phần:
-
TCVN 7878 - 1:2008 (ISO 1996 - 1:2003) Phần 1: Các đại lượng cơ bản và phương
pháp đánh giá.
- TCVN
7878 - 2:2010 (ISO 1996 - 2:2003) Phần 2: Xác định mức áp suất âm.
3.2. Trong những tình huống và yêu
cầu cụ thể, phương pháp đo tiếng ồn có thể là các tiêu chuẩn hoặc phương pháp
khác do cơ quan có thẩm quyền chỉ định.
4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
4.1. Quy chuẩn này áp dụng thay thế
cho TCVN 5949:1998 về Âm học- Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư - Mức ồn tối
đa cho phép, trong Danh mục các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc áp
dụng ban hành kèm theo Quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25 tháng 6 năm
2002 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
4.2. Tổ chức, cá nhân liên quan đến
việc gây ồn tại các khu vực có con người sinh sống, hoạt động và làm việc phải tuân thủ quy định tại
Quy chuẩn này.
4.3. Cơ quan quản lý nhà nước về môi
trường có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chuẩn
này.
4.4. Trường hợp các tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp xác định viện dẫn trong mục
3.1. của Quy chuẩn này sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo tiêu
chuẩn mới.
QCVN 27:2010/BTNMT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT
QUỐC GIA
VỀ ĐỘ RUNG
VỀ ĐỘ RUNG
National Technical
Regulation on Vibration
HÀ NỘI - 2010
Lời nói đầu
QCVN 27:2010/BTNMT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn và rung động biên
soạn, Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ
và Vụ Pháp chế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT
ngày 16 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
|
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ ĐỘ RUNG
VỀ ĐỘ RUNG
National Technical Regulation on Vibration
1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định giá trị tối đa cho phép mức gia
tốc rung tại các khu vực có con người sinh sống, hoạt động và làm việc.
Rung
trong quy chuẩn này là rung do hoạt động của con người tạo ra, không phân biệt
loại nguồn gây rung, chấn động, vị trí phát sinh rung động.
Quy chuẩn
này không áp dụng để đánh giá mức gia tốc rung bên trong các cơ sở sản xuất,
xây dựng, thương mại, dịch vụ.
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có các
hoạt động gây ra rung, chấn động ảnh hưởng đến các khu vực có con người sinh
sống, hoạt động và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam.
1.3. Giải thích thuật ngữ
1.3.1. Khu vực đặc biệt
Là những khu vực trong hàng rào của
các cơ sở y tế, thư viện, nhà trẻ, trường học, nhà thờ, đình, chùa và các khu vực
có quy định đặc biệt khác.
1.3.2. Khu vực thông thường
Gồm: khu chung cư, các nhà ở riêng lẻ
nằm cách biệt hoặc liền kề, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính.
1.3.3 Mức nền
Là mức gia tốc
rung đo được khi không có các hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ và xây
dựng tại các khu vực được đánh giá.
2.
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1. Các nguồn gây ra rung, chấn động do hoạt động xây dựng
không được vượt quá giá trị quy định tại Bảng 1.
Bảng
1 – Giá trị tối đa cho phép về mức gia
tốc rung đối với hoạt động xây dựng
TT
|
Khu vực
|
Thời gian
áp dụng trong ngày
|
Mức gia
tốc rung
cho
phép, dB
|
1
|
Khu vực
đặc biệt
|
6 giờ - 18 giờ
|
75
|
18 giờ - 6 giờ
|
Mức nền
|
||
2
|
Khu vực
thông thường
|
6
giờ - 21giờ
|
75
|
21
giờ – 6 giờ
|
Mức
nền
|
2.2 Các nguồn gây ra
rung, chấn động do các hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ không được vượt quá mức giá trị quy định tại
Bảng 2.
Bảng
2 - Giá trị tối đa cho phép về mức gia tốc rung đối với hoạt động sản xuất,
thương mại, dịch vụ
TT
|
Khu vực
|
Thời
gian áp dụng trong ngày
và
mức
gia tốc rung cho phép, dB
|
|
6
giờ - 21 giờ
|
21
giờ - 6 giờ
|
||
1
|
Khu vực đặc biệt
|
60
|
55
|
2
|
Khu vực thông thường
|
70
|
60
|
Mức
gia tốc rung quy định trong Bảng 1 và 2 là:
1)
Mức đo được khi dao động ổn định, hoặc
2)
Là mức trung bình của các giá trị cực đại đối với mỗi dao động được đo có chu
kỳ hay ngắt quãng, hoặc
3)
Là giá trị trung bình của 10 giá trị đã đo được trong mỗi 5 giây hoặc tương
đương của nó (L10) khi các dao động là không ổn định và ngẫu nhiên.
3.
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH
3.1. Phương
pháp đo rung, chấn động do các hoạt động xây dựng, sản xuất thương mại, dịch vụ
thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc gia sau đây:
- TCVN
6963 : 2001 Rung động và chấn động. Rung động do các hoạt động xây dựng và sản
xuất công nghiệp. Phương pháp đo.
- Trong những tình huống
và yêu cầu cụ thể, phương pháp xác định rung, chấn động (mức gia tốc rung) có
thể là các tiêu chuẩn hoặc phương pháp khác do cơ quan có thẩm quyền chỉ định.
3.2.
Khi chuyển đổi giá
trị mức gia tốc rung tính theo dB và gia tốc rung
tính theo mét trên giây bình phương (m/s2) sử dụng Bảng sau:
Mức gia tốc rung, dB
|
55
|
60
|
65
|
70
|
75
|
Gia tốc rung, m/s2
|
0,006
|
0,010
|
0,018
|
0,030
|
0,055
|
4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
4.1. Quy chuẩn này áp dụng
thay thế cho TCVN 6962:2001 về Rung động và chấn động - Rung động do các hoạt
động xây dựng và sản xuất công nghiệp - Mức tối đa cho phép đối với môi trường
khu công cộng và khu dân cư, trong danh mục các tiêu chuẩn Việt Nam về môi
trường bắt buộc áp dụng ban hành kèm theo Quyết định số 35/2002/QĐ - BKHCNMT
ngày 25 tháng 6 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
4.2. Tổ chức, cá nhân liên
quan đến việc gây rung, chấn động do các hoạt động xây dựng, sản xuất, thương
mại, dịch vụ tuân thủ quy định tại Quy chuẩn này.
4.3. Cơ quan quản lý nhà
nước về môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện
Quy chuẩn này.
4.4. Trường hợp các
tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp xác định viện dẫn trong mục 3.1. của Quy
chuẩn này sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo tiêu chuẩn mới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét