Về những con chó không rọ mõm chạy ra đường.

Nhìn những con chó thả rông không rọ mõm nhe nanh chạy quanh chân người già, trẻ nhỏ tập thể dục trong khu đô thị  bỗng thấy lạnh toát sống lưng nhớ lại vài bài báo về thảm họa chó cắn.
--------------------------------------------------------------

Mỗi năm có 500.000 người bị chó cắn

Do hàng năm có tới nửa triệu người bị chó dại hoặc nghi dại cắn nên Bộ Nông nghiệp đặt mục tiêu trước mắt là nắm được chính xác số lượng đàn chó nuôi để tiêm phòng chứ chưa tính đến việc cấp mã số cho từng con.

a
Ông Văn Đăng Kỳ. Ảnh: N.H.
Trao đổi với VnExpress, ông Văn Đăng Kỳ (Trưởng phòng Dịch tễ, Cục Thú y) cho biết, quyết định của Bộ Nông nghiệp vừa mới ban hành nằm trong Chương trình quốc gia khống chế và loại trừ bệnh dại ở Việt Nam giai đoạn 2011-2015. Bộ Nông nghiệp và Bộ Y tế đang phối hợp để nâng cao nhận thức của người dân về bệnh dại cũng như nâng chất lượng hệ thống giám sát đối với ngành thú y và chính quyền các địa phương.
Việc yêu cầu chủ vật nuôi phải đăng ký với UBND xã để được cấp số, trước mắt là để thống kê chính xác tổng đàn chó nuôi trong cả nước bởi hiện tại, con số này mới chỉ ước tính 6 - 8 triệu. Qua nhiều năm điều tra nguồn truyền bệnh dại được xác định chủ yếu là chó nhà nuôi (chiếm 95 - 97%), sau đó là mèo.
"Mục tiêu của chương trình trong giai đoạn này là quản lý và tiêm phòng vắc xin cho khoảng trên 70% tổng đàn chó nuôi; chủ vật nuôi khai báo khi nghi vật nuôi có biểu hiện của bệnh dại. Qua đó, giảm số ca tử vong do bệnh dại chứ chưa tính tới việc cấp mã số riêng với từng vật nuôi", ông Kỳ cho hay.
Theo vị Trưởng phòng Dịch tễ, do kế hoạch thực hiện của chương trình được phê duyệt khá muộn, ngân sách chưa được phân bổ nên hệ thống thú y khắp cả nước chưa triển khai đồng bộ. Hiện, mới chỉ có TP HCM chủ động quản lý tương đối tốt thông qua sổ quản lý nuôi chó, mèo. Tại đây, từng vật nuôi đều phải được khai báo, cấp sổ, tiêm phòng... thậm chí chụp cả ảnh để theo dõi.
Để thực hiện kế hoạch vừa thông qua, Cục Thú y sẽ thông báo cụ thể tới từng địa phương để hướng dẫn chủ vật nuôi đăng ký cho chó, mèo. Quá trình đăng ký sẽ tiến hành đơn giản, tạo thuận lợi cho người dân như chỉ cần khai báo với trưởng thôn, xóm chứ không nhất thiết phải lên UBND xã, phường.
a
Việc thống kê được số lượng chính xác đàn chó nuôi để tiêm phòng vắc xin sẽ giảm thiểu được các ca tử vong do bệnh dại. Ảnh minh họa: Thiên Chương.
Việc lập đội chuyên trách bắt giữ chó, mèo thả rông cũng mới chỉ đang tham khảo cách làm của các nước. Đối với quy định "tiêu hủy" chó, mèo vô chủ sau 3 ngày, ông Kỳ cho biết, dù chưa ở đâu thực hiện song Cục sẽ có ý kiến để sửa đổi bởi quy định này không mang tính nhân văn.
Dẫn số liệu mỗi năm có khoảng 500.000 người tiêm vắc xin sau khi súc vật dại hoặc nghi dại cắn (chủ yếu là chó, mèo), ông Kỳ cho biết, thực tế số người bị chó, mèo cắn hàng năm còn cao hơn nhiều bởi nhiều người không đi tiêm phòng. Giai đoạn 1991 - 2007, trung bình mỗi năm có tới 200 người chết do bệnh dại. Sau một thời gian các ca tử vong giảm, vài năm trở lại đây, bệnh dại đang có chiều hướng quay trở lại. Năm 2011, 110 người chết; số liệu năm 2012 cũng đã ghi nhận 77 ca tử vong.
"Dù số người chết do bệnh dại cao gấp nhiều lần so với các loại truyền nhiễm nhưng thực tế là các địa phương chưa quan tâm đúng mức. Tôi hy vọng trong thời gian tới, chính quyền địa phương và người dân sẽ thay đổi nhận thức về bệnh này", ông Kỳ nói.
Năm 2009, Bộ Nông nghiệp cũng đã có thông tư số 48 hướng dẫn các biện pháp phòng, chống bệnh dại ở động vật. Bên cạnh quy định trách nhiệm của các ban, ngành, thông tư này cũng quy định rõ về trách nhiệm của chủ vật nuôi. Theo đó, chủ vật nuôi phải đảm bảo điều kiện chăn nuôi chó hợp vệ sinh; thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh dại và các biện pháp đảm bảo an toàn cho người. Chủ vật nuôi phải chịu mọi trách nhiệm khi để chó thả rông, cắn người hay phóng uế làm ô nhiễm môi trường công cộng. Bồi thường tổn thất về sức khỏe, tinh thần, vật chất do vật nuôi của mình gây ra cho người bị hại trực tiếp và cộng đồng.
Trường hợp chủ vật nuôi để chó thả rông cắn người hoặc cản trở phương tiện giao thông gây tai nạn, chủ nuôi phải chịu mọi chi phí điều trị. Nếu có chết người, ngoài việc phải chịu chi phí trong thời gian đợt điều trị, chủ nuôi còn phải có trách nhiệm vật chất trong việc tổ chức chôn cất cho người bị hại và các khoản chi liên quan cho hậu quả do người bị chết để lại.
Sau khi biết tin Bộ Nông nghiệp quy định, chủ nhân nuôi chó, mèo sẽ phải đăng ký với UBND xã, phường, các đội chuyên trách bắt giữ chó, mèo thả rông cũng được thành lập, dư luận đã có những phản ứng trái chiều. Nhiều người ủng hộ nhưng cũng không ít người lo lắng điều này sẽ gây phiền toái.
Nguyễn Hưng- Vnexpress
------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------


Hiền như chó đẻ

Chờ kẻ trộm chó


Việc trộm chó cũng làm giảm thiểu các ca tử vong do bệnh dại.
Qua quan sát 99% những con chó không có rọ mõm chạy ra đường là của các chủ hộ ở dãy nhà vườn. Cư dân trông chờ vào vai trò của Ban quản lý chung cư. 

Công tác quản lý Ban quản lý chung cư nên làm sớm:

  • Đặt biển cảnh báo phải đeo rọ mõm cho chó khi ra đường.
  • Gửi thông báo khuyến cáo đến từng nhà chủ có chó.
  • Lập danh sách quản lý từng con chó gửi đến cơ quan quản lý thú ý của xã, huyện.

3 nhận xét:

  1. Sáng hôm kia cháu thấy Bác Thức cứ loay hoay tìm góc ảnh đẹp để chụp ảnh một chú chó, cháu cứ tưởng là Bác đang tập làm nhiếp ảnh gia. Thông tin Bác cung cấp rất đáng quan tâm vì đi chơi dưới sân toàn là trẻ nhỏ và người già nên việc này cũng cần phải góp ý với các chủ hộ nuôi chó. Cảm ơn Bác đã rất nhiệt tình cảnh báo.

    Trả lờiXóa
  2. Vậy các anh chị BĐ D Ct3 cần nhắc nhở Nhà nào có chó phải đeo rọ mõm khi thả ra ngoài đường .
    Cũng xin Ban Đ D Ct3 nhắc các chủ căn hộ tầng trên từ 401, 501, 601, 701, 801 , 901 ...đến 1801 ko được ném rác xuống cửa sổ . Chúng tôi ở CH 301 thường xuyên phải nhặt vỏ bim bim, vỏ hop sữa , vỏ bao thuốc lá ... rơi và mắc vào cửa sổ .
    Sống cho sạch , đẹp thể hiện văn hóa văn minh chứ nhỉ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chị nên gửi ý kiến này trực tiếp cho tất cả mọi người

      Xóa