Cuộc hop sơ bộ giữa các hộ dân và chủ đầu tư HANCIC ngày 27/6/12


Hôm nay 27/16/12 đại diện một số hộ dân đã có cuộc họp sơ bộ với chủ đầu tư Hancic tại trụ sở 76 An dương. Đại diện bên chủ đầu tư là chị Hà Lệ Thủy trưởng phòng kinh tế Hancic đón tiếp và tiếp thu ý kiến của các hộ dân.

Chị Hà Lệ Thủy xác nhận bên Hạ long chưa hoàn thành nghĩa vụ thanh toán như qui định mua bán diện tích căn hộ giữa Hancic và Hạ long, thậm chí trong 1 năm qua, Hạ long không cử lãnh đạo sang họp hành, phối hợp việc thực hiện hợp đồng với Hancic. Chị Thủy cũng bày tỏ ý kiến phía chủ đầu tư  rất mong muốn các hộ dân đoàn kết phối hợp với nhau đấu tranh với Hạ long để chủ đầu tư thu được tiền, còn hộ dân thì lấy được nhà.

Tại cuộc họp chị Thủy đã cung cấp danh sách các căn hộ chủ đầu tư thu hồi lại do Hạ long không thanh toán đúng tiến độ. Danh sách bị thu hồi gồm các căn thuộc tầng 18, 16, 14.Và các tầng còn lại chủ đầu tư cũng sẽ không bàn giao cho Hạ long cho đến khi Hạ long trả đủ tiền cho Hancic.

Phía các hộ dân đã đề nghị chủ đầu tư Hancic:

  1. Tổ chức cuộc họp giữa chủ đầu tư Hancic với toàn thể các hộ dân để các hộ dân nắm tình hình và tìm biện pháp đấu tranh.
  2. Cung cấp các thông tin liên quan đến công nợ của Hạ long đối với Hancic.
Chị Thủy đã ghi nhận các đề nghị của hộ dân và hứa sẽ trình bày các ý kiến này tới các lãnh đạo bên Hancic.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nếu bà con commment (nhận xét) khó khăn do mạng bị chặn thì vui lòng gửi email đến ct3btrungvan@gmail.com để admin post hộ ý kiến


Cuộc họp giữa các chủ hộ và Hạ long ngày 19/6/2012


Như thường lệ, giám đốc Phạm Như Quỳnh công ty Hạ long không có mặt tại văn phòng làm việc khi được các hộ dân chất vấn về tiến độ giao nhà


Trường, nhân viên kính doanh thay mặt Hạ long trả lời khách hàng: Tháng 8/12 Hạ long giao nhà cho các hộ dân, Hạ long sẽ trả lời bằng văn bản tới các hộ dân các nội dung: bao giờ giao nhà, lý do chậm tiến độ, tình hình tài chính giữa Hạ long và chủ đầu tư Hancic và sắp xếp để giám đốc Phạm Như Quỳnh gặp gỡ các hộ dân.




-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nếu bà con commment (nhận xét) khó khăn do mạng bị chặn thì vui lòng gửi email đến ct3btrungvan@gmail.com để admin post hộ ý kiến

BẪY RẬP TRONG NHÀ CHUNG CƯ

Giới thiệu với mọi người bài phỏng vấn Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Điện, giảng viên khoa kinh tế Đại quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Bài phỏng vấn do Báo pháp luật Thàn phố Hồ Chí Minh thực hiện.


Phải nghiêm cấm chủ đầu tư giữ lại làm sở hữu riêng đối với diện tích phục vụ nhu cầu thiết yếu của các hộ dân trong chung cư.

Chủ đầu tư nhà chung cư được quyền gì, chủ căn hộ được quyền gì? Tranh chấp giữa hai bên liên quan đến vấn đề này ngày càng phổ biến. Đối thoại với Báo Pháp Luật TP.HCM về căn nguyên dẫn đến tình trạng ấy, tiến sĩ Nguyễn Ngọc Điện, Phó Trưởng khoa Luật kinh tế Đại học Quốc gia TP.HCM, bình luận: “Luật Nhà ở không nhìn thấy tính chất nghiêm trọng của những bẫy rập trong sở hữu riêng, sở hữu chung ở nhà chung cư. Các nước châu Âu đã từng lọt bẫy, thấm đòn và đã thoát khỏi. Đến bây giờ thì ta lại đi vào!”.

Theo Luật Nhà ở và dự thảo quy chế quản lý nhà chung cư mà Sở Xây dựng TP.HCM đang soạn thảo, sở hữu riêng ở chung cư được định nghĩa là phần diện tích bên trong căn hộ. Định nghĩa này khiến nhiều chủ đầu tư cho rằng chủ căn hộ chỉ sở hữu riêng phần không gian bên trong.

Không thể sở hữu không khí

. Hiểu như vậy có đúng không, thưa ông?

+ Có hai khuyết tật rất lớn trong định nghĩa sở hữu chung, sở hữu riêng hiện nay. Thứ nhất là định nghĩa chỉ có sở hữu chung của tất cả các căn hộ. Cần lưu ý, sở hữu của hai chủ trở lên đã gọi là sở hữu chung và trên thực tế có những loại sở hữu này. Ví dụ, bức tường ngăn cách hai căn hộ dứt khoát chỉ là sở hữu chung của hai chủ, các hộ khác không có quyền can thiệp vào. Còn cầu thang là sở hữu chung của tất cả các căn hộ.

Thứ hai, cách dùng từ khiến người ta hiểu người mua căn hộ chỉ sở hữu không khí - phần không gian bên trong. Sở hữu riêng phải là toàn bộ yếu tố vật chất nằm bên trong căn hộ. Ví dụ, có một bức tường ngăn các phòng nằm bên trong căn hộ thì nó là sở hữu riêng.

Dự thảo mà Sở Xây dựng đang soạn thảo có khá hơn quy chế quản lý nhà chung cư của Bộ Xây dựng ban hành năm 2008 trong định nghĩa về sở hữu riêng, chung. Thế nhưng nó còn sơ hở ở chỗ chưa mang tính mệnh lệnh. Lẽ ra phải quy định trong mọi trường hợp, nghiêm cấm chủ đầu tư biến những phần sở hữu chung thành sở hữu riêng của mình...

. Rất nhiều lần ông khẳng định trong chung cư chỉ có sở hữu riêng của các hộ dân và sở hữu chung của cộng đồng dân cư chứ không có sở hữu riêng của chủ đầu tư. Thế đối với những loại hình chung cư phức hợp thì sao?

+ Đã gọi là chung cư thì phải hiểu nó chỉ là tập hợp các căn hộ để ở. Mỗi căn hộ có sở hữu riêng và một tỷ lệ sở hữu chung. Còn nhà phức hợp thì không phải là chung cư và phải có chế độ pháp lý khác. Với loại hình phức hợp, nó vừa có phần chung cư đúng nghĩa, vừa có các vật, kiến trúc thuộc sở hữu của chủ đầu tư hoặc một bên thứ ba để khai thác thu lợi. Tuy nhiên, tài sản riêng của chủ đầu tư hoặc của bên thứ ba này không được làm ảnh hưởng, không phải là phần phục vụ tới nhu cầu thiết yếu của các hộ dân tại đây.

. Phải chăng vì thiếu sự phân chia rạch ròi giữa chung cư đúng nghĩa và khu phức hợp, từ đó đồng nhất chế độ pháp lý của hai loại hình này mà xảy ra nhiều rối rắm trong mối quan hệ giữa chủ đầu tư và các hộ dân?

+ Một quy chế quản lý nhà chung cư hoàn chỉnh phải có một chương đặc biệt dành cho khu phức hợp. Chế độ pháp lý về khu phức hợp suy cho cùng là sự cộng lại của hai chế độ pháp lý: Một là chế độ pháp lý của chung cư đúng nghĩa, hai là chế độ pháp lý về mối quan hệ của chủ sở hữu các tài sản trong khu phức hợp và chủ các căn hộ.

Chế độ pháp lý thứ hai được chi phối theo luật dân sự, đó chính là quan hệ láng giềng. Ví dụ, trong trường hợp ở tầng trệt khu phức hợp bố trí siêu thị khiến chủ căn hộ không có lối đi riêng, buộc phải đi qua đây, khi ấy giữa hai bên hình thành mối quan hệ gọi là địa dịch. Khi ấy, chủ căn hộ không cần phải thỏa thuận với chủ siêu thị mà tự nhiên có quyền đi qua. Một khi luật đã can thiệp đến mức đó thì chủ đầu tư không thể ép người mua.

Bán hết nhà là hết quyền bảnh chọe

. Vậy vai trò của chủ đầu tư đối với nhà chung cư phải hiểu thế nào cho đúng, thưa ông?

+ Theo luật nước ngoài, đối với chung cư đúng nghĩa, người ta chỉ cho phép chủ đầu tư bán nhà khi nào đã phân chia pháp lý toàn bộ bất động sản đó thành tập hợp các căn hộ. Khi bán căn hộ, chủ đầu tư chỉ có một tư cách là chủ của tập hợp các căn hộ.

Kể từ khi có người đầu tiên mua, chung cư ấy xem như hình thành và có hai ông chủ: Chủ căn hộ vừa mua và chủ của các căn hộ còn lại. Một khi đã bán hết các căn hộ thì hội nghị nhà chung cư chỉ gồm đại diện các chủ sở hữu căn hộ, không còn chủ đầu tư nữa. Khi ấy, chủ đầu tư đứng bên ngoài cửa dự thính, không có tư cách gì để mà bảnh chọe. Còn nếu chưa bán hết thì chủ đầu tư tham gia hội nghị nhà chung cư cũng chỉ là một thành viên với tư cách là chủ của các căn hộ còn lại chưa bán. Còn ở ta hiện nay, chủ đầu tư lại ngồi ghế chủ tọa hội nghị...

Chủ đầu tư sẽ không chịu buông

. Một trong những mâu thuẫn phổ biến trong nhà chung cư là mức phí quản lý vận hành phần sở hữu chung. Theo ông, giải pháp để giải quyết vấn đề này một cách thỏa đáng là gì?

+ Tôi cho rằng trước hết trong Quy chế quản lý chung cư mà Sở Xây dựng sắp ban hành tới đây phải nghiêm cấm chủ đầu tư giữ lại những phần thiết kế yết hầu, huyết mạch phục vụ nhu cầu thiết yếu của các hộ dân tại chung cư làm sở hữu riêng. Khi đã quy định chặt thế rồi thì nên để cho các chung cư ấy tự quyết định mức phí, tức không áp dụng mức trần phí quản lý vận hành chung cư đối với các chung cư có sau khi quy chế này có hiệu lực.

Đối với những chung cư có trước khi quy chế này có hiệu lực thì nên ban hành khung tối đa để chữa cháy, tức áp dụng mức trần. Tất nhiên phải có một hệ số nào đó để giá trần này phù hợp thực tế. Bởi lẽ nhà nước thấy tình hình mất trật tự thì phải can thiệp để chủ đầu tư không quá đáng, bắt chẹt chủ căn hộ mà tôi dùng từ “cơm tù” (chủ căn hộ không có lựa chọn nào khác, bị ép buộc phải chấp thuận).

. Nhưng thực tế có nhiều chủ đầu tư đã kịp giữ lại các phần thiết yếu để làm của riêng thì giải quyết thế nào, thưa ông?

+ Trường hợp này khá nhiều và sẽ tồn tại lâu dài, bởi đương nhiên chủ đầu tư sẽ không chịu buông. Đây là sở hữu riêng hợp pháp của chủ đầu tư, họ nhằm vào những lỗ hổng của luật để xác lập quyền sở hữu đúng pháp luật! Không ai có quyền bắt họ phải bán tài sản riêng của mình. Quy chế quản lý chung cư ban hành sau này dù có toàn diện cỡ nào đi nữa cũng không được hồi tố ngược trở lại, buộc những phần sở hữu riêng trước đó của chủ đầu tư thành sở hữu chung.

. Xin cảm ơn ông.

Tranh chấp bất phân thắng bại

Thời gian gần đây, tại TP.HCM và Hà Nội xảy ra nhiều trường hợp tranh chấp sở hữu riêng-chung bất phân thắng bại giữa chủ đầu tư và các hộ dân sống trong các cao ốc.

Tại TP.HCM:

- Chung cư cao cấp Botanic Tower (quận Phú Nhuận): Cư dân khiếu nại chủ đầu tư đã chiếm dụng phần sở hữu chung là tầng hầm, tầng trệt và tầng lửng. Chủ đầu tư lại cho rằng hợp đồng mua bán đã xác định các phần trên thuộc sở hữu của mình.

- Chung cư Phú Lợi 1 (quận 8): Hơn 500 cư dân làm đơn đòi tiếp quản nhà giữ xe vì cho rằng đây là sở hữu chung.

- Cao ốc Mỹ Vinh (quận 3): Cư dân tố chủ đầu tư biến tầng trệt và lửng của cao ốc thành sàn giao dịch bất động sản để kinh doanh trong khi lẽ ra phải dành để xây dựng các tiện ích phục vụ cộng đồng như đã hứa.

- Tháng 7-2009, một số cư dân cao ốc Tản Đà (quận 5) dùng xe hơi “biểu tình” để phản đối việc chủ đầu tư thu phí giữ xe quá cao và đòi xác lập sở hữu chung hầm giữ xe thay vì chủ đầu tư nắm giữ.

Tại Hà Nội:

- Cao ốc The Manor Mỹ Đình: Bên mua và chủ đầu tư mâu thuẫn quyết liệt về tầng hầm giữ xe từ năm 2007 đến nay chưa giải quyết xong. Cư dân tại đây cho rằng nhà để xe là sở hữu chung, chủ đầu tư khẳng định nhà để xe là tài sản của mình.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nếu bà con commment (nhận xét) khó khăn do mạng bị chặn thì vui lòng gửi email đến ct3btrungvan@gmail.com để admin post hộ ý kiến

BẤT ĐỘNG SẢN: AI TẠO RA CƠN LỐC

Tản mạn về bất động sản


Giới thiệu với mọi người về chùm bài viết được ghi chép tản mạn trên diễn đàn vietcurrency.com của tác giả lucsi, qua đó cung cấp thêm thông tin  để mmọi người bảo vệ mồ hôi nước mắt của mình.  Bài viết được tổng hợp từ: http://vietcurrency.vn/vietcurrency.com/archive/index.php/t-1217.html?s=03c3a5559c1ad0c290596aaa510cc5df
------------------------------------------------

Bất động sản: tản mạn các ghi chép


Công việc hiện tại của em liên quan đến BĐS, do đó cũng được tiếp xúc nhiều với các thành phần tham gia thị trường này. Những điều mắt thấy, tai nghe, tay gõ excel phân tích, chân giở báo cáo khả thi... lúc nào cũng làm em ngạc nhiên các bác ạ. Thôi thì em xin phép mở cái thread làm chỗ ghi lại các suy nghĩ, cũng là tán chuyện với các bác cho vui.

 Căn hộ chung cư: trào lưu và hậu quả


 Mở đề:

Căn hộ là một khái niệm “mới” được đặt ra để tránh từ chung cư tập thể đã ám ảnh vài thế hệ người VN. Căn hộ thời đại mới được thiết kế thông thoáng, tiện ích hiện đại, sử dụng thang máy, hầm để xe, có ban quản lý và bảo vệ. Căn hộ hiện đại xuất hiện khoảng năm 2001 và phát triển lây lất trong sự hoài nghi của khách hàng. Thế nhưng đến năm 2007, căn hộ đã là trào lưu đáng chú ý nhất trong bất động sản. Tất cả các công ty đầu tư BĐS, quỹ đầu tư, cả các công ty hoạt động trong các ngành khác đều liên tục công bố các dự án chung cư, hầu hết là cao cấp. Khách hàng dường như rất ưa chuộng chung cư, bất cứ giá nào cũng bán được, bất cứ dự án nào, chủ đầu tư nào cũng bán được hàng.

Cơn sốt BĐS đột nhiên bị cắt vào đầu năm 2008 bằng chính sách thắt chặt tín dụng của NN. Đến thời điểm này, thị trường BĐS nói chung được cho là giảm 50-70%. Thế nhưng ở thị trường căn hộ, sự mất mát còn lớn hơn nhiều mức giảm 50-70% trên. Hậu quả của trào lưu căn hộ là nghiêm trọng hơn rất nhiều những gì giới truyền thông vẫn đăng tải. Mặt trái của trào lưu căn hộ vẫn là một bí mật mơ hồ với xã hội. Người viết phân tích trào lưu căn hộ dưới các góc nhìn khác nhau của các thành phần tham gia thị trường với mong muốn sẽ lột tả một phần bức tranh thị trường với những mặt trái của nó.

1. Đầu tư căn hộ nhìn từ góc độ chủ đầu tư:

Người viết bắt đầu với một chủ đầu tư vốn xuất thân từ công ty môi giới BĐS. Sau những thành công với các dự án phân lô bán nền và cả một dự án chung cư cao cấp, ông rất tự tin thực hiện một khu dân cư lớn, hiện đại ở quận 9 TPHCM cách trung tâm TP 20km đường chim bay. Điểm nhấn của dự án ông chính là dãy chung cư cao cấp và cao ốc văn phòng, căn hộ cho thuê hiện đại toàn bộ được thuê thiết kế từ Singapore. Ông dường như rất tự tin với dự án. Người viết chỉ có 3 câu hỏi: Quận 2 hiện chưa có văn phòng thì ai cần văn phòng Q9? Giá thành căn hộ của ông lên đến 1000USD/ m2 trong khi cũng đất nền của ông giá chỉ 300-400USD/m2, vậy ai sẽ mua căn hộ nếu họ mua đất nền và tự xây nhà sẽ rẻ hơn căn hộ chung cư rất nhiều? Ai sẽ mua đất nền của ông để ở giữa đồng không mông quạnh, không điện, đường, trường, trạm nếu ngoại trừ người mua như tài sản tích trữ?

Chủ đầu tư trong trường hợp này là nạn nhân của các công ty tư vấn & thiết kế kém năng lực hoặc thiếu tự trọng vì lợi ích của mình mà đẩy chủ đầu tư vào chân tường.

Trường hợp thứ hai, trái lại, sự thất bại bắt đầu từ lòng tham và liều lĩnh của chủ đầu tư. Chủ đầu tư này nổi tiếng với cậu quý tử chuyên gia xe và gái. Dự án được định giá hợp lý và bán hết trong thời gian ngắn. Tuy nhiên chủ đầu tư không dùng số tiền đóng theo tiến độ của khách hang để xây dựng mà dùng để mua các lô đất khác lớn hơn. Cứ thế dựng dự án ma, thu tiền và mua đất; tất cả quá trình đều có vốn vay rất lớn của ngân hàng. Đến khi thị trường đóng băng, lãi ngân hàng đè năng, chủ đầu tư này hầu như không còn gì không nói đến hàng loạt dự án không triển khai, khách hàng kiện cáo.

Trường hợp thứ ba là các vị khách đến từ nước ngoài với các dự án nổ như pháo. Người viết được đọc các báo cáo tài chính và chiến lược đầu tư của các vị khách này và đã rất ngỡ ngàng. Để đầu tư 1 dự án cao cấp lớn, tổng vốn đầu tư hơn 100 triệu USD, các vị khách này đã bỏ ra số vốn là….2.5 triệu USD. Tất cả các loại chi phí gồm cả tiền đất, xây dựng móng và quảng cáo, làm nhà mẫu…đều từ nguồn vay ngân hàng. Hiển nhiên nếu họ thành công khi bán hàng, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn phải khoang 20-30 lần. Khi dự án thất bại, tất cả cái họ mất nhiều nhất là 2,5 triệu; chưa kể họ có thể đã rút hết số tiền 2,5 triệu bằng các khoản lại quả hoặc kê giá đất. Ở đây thiệt hại trước hết chính là người mua. Người mua sẽ mất trắng số tiền góp. Phía ngân hàng tài trợ dù cầm được sổ đỏ, hậu quả cũng là rất lớn.

Trường hợp thứ tư là các chủ đầu tư tay ngang trong đó rất nhiều đến từ các công ty đại chúng. Chung cư là con đường duy nhất và nhanh nhất để các công ty đó đánh bóng công ty với cái gọi là “lợi nhuận dự kiến”. Thông qua một phương pháp định giá là “chiết khấu dòng tiền”, giá trị công ty được nâng lên nhiều lần bằng các giả định về doanh thu & dòng tiền …tương lai. Từ đó công ty phát hành cổ phiếu với 3,4,5…n chấm. Ta gặp các công ty bánh kẹo lập dự án địa ốc, công ty nước giải khát xây chung cư, công ty cáp điện đi làm sân Golf, công ty điện lạnh xây văn phòng….Cơn điên qua đi, phần đông các dự án địa ốc trở thành nỗi đau cho các “nhà đầu tư” trót dại trao tiền mua bánh vẽ. Các công ty tiến thoái lưỡng nan với các dự án không có khách hàng. Xã hội gánh hàng loạt các loại hàng hóa dở dang không biết sử dụng thế nào.
Việc định giá công ty bằng phương pháp chiết khấu dòng tiền cũng giống việc bạn mua 1 cái cần câu, rồi đếm số cá trong ao, quy ra tiền rồi định giá lại cái cần câu của bạn bao gồm giá trị số cá. Hết cơn điên, bạn chợt nhận ra mình chỉ có cái cần câu chứ chẳng có con cá nào cả.

Trường hợp thứ năm là dạng chủ đầu tư ít động não. Chủ đầu tư này có một thiết kế, một cách thi công chung cư. Công việc còn lại rất đơn giản, cứ mua đất rồi vứt cái mô hình chung cư đó vào. Đối với chủ đầu tư này khách hàng là…không tồn tại, không cần quan tâm xem là họ có muốn mua loại sản phẩm của mình không. Hiển nhiên là khách hàng không muốn mua.
Chủ đầu tư này hiện nay sống được chưa chết là do được 1 ngân hàng nhà nước thuộc loại liều lĩnh & lì lợm nhất chống lưng

 Tóm lại, căn hộ được các chủ đầu tư yêu thích vì lý do lớn nhất: lòng tham. Và cái xấu xí nhất của lòng tham là sự lừa đảo, bằng cách này hay cách khác. Bên cạnh đó là sự thiếu hiểu biết, thiếu kiến thức trong đầu tư phát triển dự án cộng với sự hỗ trợ đắc lực của các công ty tư vấn kém năng lực mà người viết sẽ đề cập sau.

2. Căn hộ chung cư dưới góc độ người mua

Thị trường căn hộ từ năm 2005 trở lại đây chứng kiến 1 khoản yield lớn bất ngờ từ tiền cho thuê nhà. Căn hộ chung cư nhất là chung cư cao cấp cho yield cao hơn hẳn các loại nhà phố, biệt thự cho thuê. Điều này đã ru ngủ các “nhà đầu tư” cá nhân là cứ mua căn hộ cao cấp, nếu giá không tăng thì cho thuê cũng được. Vậy tại sao lại có khoản yield từ trên trời rơi xuống nhiều như vậy?

Đó chính là nhờ dòng vốn ngoại, direct và indirect. Đi kèm dòng vốn là hàng loạt chuyên gia, chuyên viên, nhà quản lý, doanh nhân, dân lưu manh, dân thất nghiệp…từ các nước kéo sang. Đối với những người ngoại quốc đáng yêu này, an ninh và cộng đồng là 2 yếu tố quan trọng nhất trong lựa chọn nhà ở (tạm thời), và vô tình loại hình nhà chung cư đáp ứng đầy đủ 2 yếu tố đó. Từ đó ta có khu Hàn Quốc ở Sky Garden, Hưng Vượng -Phú Mỹ Hưng, khu Tây-Tàu-Hàn ở các chung cư quận 1,2, Bình Thạnh, Phú Nhuận….

Trong một hoàn cảnh đặc biệt thiếu nguồn cung, những người bạn ngoại quốc hào phóng sẵn sàng móc hầu bao ra hàng tháng hơn $2000 cho 1 căn hộ 3 phòng ngủ ở The Manor, thậm chí $5000-$7000 cho 1 căn hộ Lanscaster….Hiển nhiên mức yield cực lớn này đã khuyến khích dòng vốn đổ vào căn hộ cao cấp.

Lượng khách thứ 2 của căn hộ là các bạn trẻ, rất nhiều người học nước ngoài về. Người viết đã được vài bạn bè Tây học, Tàu học về nhờ tư vấn mua chung cư cho dù họ có khả năng mua nhà riêng. Đơn giản là họ muốn sống giống… bên bển. Người viết cũng nhiều năm vật lộn ở trời Tây, đã ở qua đủ kiểu nhà, mà cũng không thể hiểu được tư duy của các bạn trẻ trên; đành phải chấp nhận như một tiên đề, không cần giải thích.

Lượng khách thứ 3 là các bạn trẻ ở các tỉnh sống ở TP để đi làm, các bạn sinh viên khá giả…họ thường thuê các chung cư trung bình hoặc thấp để ở.
Ba lượng khách hàng trên gọi là end-users thực sự của loại hình sản phẩm căn hộ. Tuy nhiên chỉ có loại 2 là mua, còn lại đều thuê lại của các “nhà đầu tư”.

Năm 2007, các “nhà đầu tư” mua căn hộ bỗng nhiên nhận ra mình đang ở giữa 1 lĩnh vực sinh ra lợi nhuận lớn nhất từ trước tới nay. Chỉ việc đặt cọc là có người mua lại suất với mức chênh gấp 2,3 đến 5,7… lần tiền cọc. Mức IRR 500% 1 ngày xứng đáng là kỷ lục thế giới về đầu tư. Người người, nhà nhà điên lên với đầu tư căn hộ. Khi cơn điên lên đến đỉnh điểm người ta đặt mua tất cả mọi thứ với bất cứ giá nào chỉ với niềm tin (hay lòng tham mù quáng) sẽ bán lại được cho người khác với giá cao hơn.

Thị trường căn hộ chuyển biến từ đầu tư cho thuê đến khi quá nóng đã biến thành các quân bài trong sòng bạc đầu tư.

Sự nguy hiểm nhất của bong bóng giá cả là sự tác động qua lại. Khi cầu cao một cách điên loạn thì phía cung sẵn sàng đầu tư bằng mọi giá. Họ mua đất với bất cứ giá nào, tìm đủ cách để “binh” thành căn hộ. Người bán được đất lại mua tiếp nhiều đất hơn với sự hỗ trợ từ nguồn vốn ngân hàng.

Cho đến khi bong bóng nổ….

 
3. Phân tích khía cạnh kinh tế học của việc đầu tư căn hộ


Nếu phải tóm tắt việc đầu tư căn hộ bằng 1 chữ, người viết xin chọn chữ leverage. Leverage bằng số lượng sàn xây dựng bán, leverage bằng tiền vay ngân hàng, và nhiều nhất leverage từ tiền thu trước của khách hàng….

Hãy tưởng tượng bạn có mảnh đất 2000m2, bạn chia thành 20 lô 100m2 và bán cho hai mươi người với giá $1000/m2. Bạn có doanh thu $2m và chấm hết.

Giả định bạn chạy được hệ số Sử dụng đất là 5. Mật độ xây dựng 50%. Bạn sẽ xây được 1 cái chung cư 10 tầng, diện tích mỗi tầng là 1000m2 tổng diện tích xây dựng là 10,000m2. Ngoại trừ phần cầu thang, hành lang, không bán được thì diện tích bạn bán được là 80%x 1000m2 x 10 tầng= 8000m2

Giả sử khách hàng chấp nhận mức giá đất phân bổ trên 1 m2 nhà là $400/m2 thì số tiền bạn thu được từ đất là 8000m2 x $400= $3.2m. Hiển nhiên khách hàng được mua rẻ hơn mua đất ($1000/m2), ít tiền cũng có nhà. Mà bạn thì lãi hơn 3.2 - 2= $1.2m. Đấy chính là lý do ai cũng xin xây cao hơn, nhiều hơn….
Thế nhưng bạn phải xây dựng mới có phần lời chứ? Lo gì, đã có vốn vay ngân hàng và tiền thu trước của khách hàng (tiền trả theo tiến độ).

Những nhà đầu tư thông minh của chúng ta lập tức nghĩ ra, tại sao ta phải cần tài sản $2m ~ miếng đất 2000sqm mới có thể bắt đầu. Bạn chỉ cần có $600k thôi, phần còn lại $1.4m bạn vay ngân hàng bằng cách thế chấp chính cái sổ đỏ miếng đất 2000sqm. Và bạn bán cho “các nhà đầu tư” để lấy tiền xây nhà. Mức lời từ đất lúc này là 3.2m-0.6m=2.6m gấp hơn 4 lần vốn bỏ ra.

Bây giờ giả định bạn bán căn hộ với giá $1000/m2. Tổng giá trị doanh thu là 8000 m2 x $1000/m2= $8m. Giả sử bạn thu được 20% tổng số tiền từ đặt cọc thì bạn đã có $8m x 20%= $1.6m. Gần gấp 3 số vốn bạn bỏ ra là $600k. Vậy tại sao bạn phải xây cái chung cư? Bạn dùng $1.6m để mua 1 lô đất 4000sqm và tiếp tục lập dự án căn hộ. Vậy là với $600K bạn đã có 2 dự án căn hộ với tổng revenue ~$24m.

Những nhà đầu tư siêu thông minh còn nghĩ ra chiêu hay hơn nữa. Họ bán toàn bộ căn hộ cho người nhà với giá $700/m2. Người nhà bán lại cho người mua với giá $1000/m2. Tiền chênh là off-the-contract –ngoài hợp đồng. Tổng số tiền chênh là $300 x 8000 m2= $2.4m, gấp 4 lần số tiền đầu tư $600k. Đến đây thì chỉ có bọn ngu mới tiếp tục xây căn hộ.

Căn hộ chỉ là sự lừa đảo to lớn. Và sự lừa đảo được bảo hộ bởi chính quyền. Nếu không thì người viết chẳng bao giờ hiểu được tại sao sự lừa đảo trắng trợn này hoàn toàn không bao giờ bị pháp luật trừng trị.

 
4. Hậu quả của trào lưu căn hộ

Giá đất là yếu tố bị ảnh hưởng lớn nhất của trào lưu căn hộ. Bằng phương pháp “chiết khấu dòng tiền” đầy ma thuật, các chủ đất định lại giá đất cao ngất trời với lý do rất hài hước: được xây dựng căn hộ.

Nạn nhân “xứng đáng” nhất của giá đất cao này chính là các Quỹ đầu tư, nơi tập trung các nhà tài chính uyên thâm rất rành phương pháp “chiết khấu dòng tiền” và không biết gì về BĐS.

Nạn nhân tiếp theo chính là các công ty phát triển BĐS rất rành về thị trường, luôn thở cùng nhịp với thị trường và không biết gì về bong bóng BĐS.
Hai loại nạn nhân này hiện đang vật lộn với mớ tài sản có book value rất lớn và hoàn toàn không muốn mark-to-market.

Nạn nhân thông minh tiếp theo là các ngân hàng, hiện vẫn phải ngậm bồ hòn làm ngọt. Liên tục phải thực hiện đảo nợ. Tiền vẫn phải bơm ra tiếp. Bảng cân đối kế toán vẫn phải cook và làm thêm nghề chào bán dự án distress. Và các bạn đừng mong cổ tức bằng tiền mặt. Chỉ có cổ tức bằng giấy lộn- cổ phiếu thôi.
Các con nợ không thể trả nợ, tài sản không thể siết vì siết nợ rồi biết bán cho ai, chưa kể thủ tục kéo dài hàng vài năm. Vậy cách xử lý thế nào? Chuyển nợ thành equity. Các bác có thể dễ dàng tìm hiểu thông tin về các dự án mà các ngân hàng là cổ đông. Hầu hết là rơi vào trường hợp xử lý nợ này.

Nạn nhân đau thương nhất chính là người mua, nhất là những người rơi vào trường hợp bị lừa đảo. Người mua ở góc độ nào đó chính là nạn nhân cho lòng tham của mình. Ở 1 góc độ khác, họ cũng đáng thông cảm do sự thiếu thông tin và kém minh bạch của thị trường. Ngoài ra, sự thiếu trách nhiệm của chính quyền là rất đáng lên án.

Các người mua-nạn nhân ít thương đau hơn là những người như cư dân The Manor Hà Nội, là anh Thiến sĩ lương thấp hơn phí dịch vụ chung cư. Chi phí ở chung cư hiển nhiên là cao hơn so với các loại hình nhà ở khác. Cộng thêm là sự nhập nhằng luật lệ và lòng tham vô đáy của chủ đầu tư. Mức thu nhập hiện nay của người VN là thấp so với chi phí bỏ ra để ở chung cư cao cấp. Chung cư cao cấp với các loại phí dịch vụ vẫn chỉ phù hợp với các bạn Tây,Tàu, Hàn, Việt Kiều và các bạn trẻ thu nhập cao muốn sống giống các bạn Tây…

Đó là những hậu quả đơn giản, ít nghiêm trọng. Hậu quả to lớn chính là các siêu dự án căn hộ hoành tráng từ Nam ra Bắc, từ Cần Thơ, Hậu Giang đến Đà Nẵng, từ Đắc Lắc đến Hải Phòng. Phần nhiều các dự án này là rất bất hợp lý, không có đầu ra. Mỗi dự án chỉ bán được dưới 10% số sản phẩm. Chủ đầu tư đã hết tiền xây tiếp. Người mua đã mất khả năng đóng tiền tiếp. Ngân hàng đã cầm sổ đỏ nhưng không dám siết nợ. Thị trường tê liệt.

Cho đến khi nhà nước bơm tiền thông qua ngân hàng để các công ty tiếp tục xây với hy vọng mong manh là sẽ có người mua các căn hộ cao cấp đó. Để hỗ trợ ngân hàng tiếp tục bơm tiền cho khách hàng vay.

Thế nhưng người mua lại đang dần nhận ra mặt trái của các chung cư cao cấp từ các bê bối gần đây. Liệu có đủ người ngây thơ và thu nhập cao để ở đầy các chung cư cao cấp?

Giả sử kinh tế VN ko tăng trưởng trong một vài năm, thu nhập thực tế người dân suy giảm, các bạn Tây, Tàu, Hàn bỏ chạy. Sẽ không ai có khả năng mua các căn hộ đó. Chúng ta chứng kiến hàng loạt chung cư cao cấp đã hoàn thiện và…ko có ai ở. Người dân vẫn thiếu nhà, nền kinh tế ỳ ạch vì bao nhiêu nguồn lực đã bị các khu chung cư đó hút hết.

   
Bàn về các loại hình nhà ở 


Các loại hình nhà ở: bàn về các loại nhà ở

Loại nhà nhiều nhất ở VN là loại nhà ống/nhà phố/nhà liên kế -liền kề (townhouse/row house/tube house/terraced house…..)với bề ngang từ 2-3m đến 7-8m, chiều dài 5-7 đến 20-30m. Loại nhà này tồn tại từ rất lâu đời, minh chứng là các khu phố cổ ở Sài Gòn, Hà Nội, ở Hội An….Loại thứ hai là nhà tập thể thường chiều cao khoảng 5,6 tầng (vì cao hơn cũng không đi bộ nổi). Ngoài ra, ở các vùng xa trung tâm có loại nhà vườn –thường là nhà cấp 4 , có vườn phía trước sau. Loại cao cấp thì có biệt thự, ngăn với bên ngoài bằng tường rào, có vườn quanh nhà. Ngoài ra thì còn các loại nhà lấn chiếm tự phát (squatters), nhà ổ chuột (slums)….để chỉ các loại nhà xây dựng chất lượng rất kém, ở các khu không có được quy hoạch. Các loại nhà này thường không có chủ quyền đất, mua bán sang tay rất phức tạp. Các loại hình nhà hẻm của mình. phần nhiều là dạng lấn chiếm tự phát, tồn tại lâu ngày không có cách giải quyết, phải công nhận hợp pháp.

Đến những năm 1997 về sau, ở VN rộ lên phong trào phát triển BĐS kiểu thô sơ nhất là: mua đất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng điện nước, và bán từng lô đất ở cho người mua tự xây nhà. Các loại lô đất có kích thước đa dạng từ 4x16, đến 5x20, 6x22, 8x20……

Sau khi Phú Mỹ Hưng vào VN, chúng ta được làm quen với khái niệm quy hoạch đô thị, phát triển đô thị…đi cùng với nó là hàng loạt loại hình nhà ở mới. Loại quan trọng và ảnh hưởng nhất chính là căn hộ chung cư mà người viết đã đề cập. Tiếp theo là hàng loạt khái niệm mới: nhà ở-kinh doanh (shop-house), biệt thự đơn lập (detached house), song lập (semi-detached house), tứ lập, và liên lập (chính là cái nhà ống của mình với cái sân nhỏ phía trước) …gần đây lại còn loại hình nhà ở-văn phòng home-office

Hiển nhiên mọi người sẽ thấy chỉ loại nhà ở thôi mà rất phức tạp. Làm sao đánh giá được loại nào là phù hợp nhu cầu, giá thành, chi phí sử dụng thế nào?

Người viết sử dụng cách suy nghĩ của giới kiến trúc về các loại nhà ở để phân loại:
Loại 1: không chung vách nào: tức là biệt thự đơn lập (đã biệt lại còn đơn)
Loại 2: chung 1 vách: nghĩa là 2 nhà có 1 vách sát nhau , biệt thự song lập
Loại 3: chung 2 vách: nghĩa là cả 2 vách hai bên đều sát vách nhà hàng xóm: nhà liên kế, nhà phố hoặc biệt thự liên lập (đã biệt lại còn liên).
Và loại 4: chung nhiều vách: tức là trên dưới, trái phải đều chung với hàng xóm- tức là loại nhà chung cư.

Chức năng của nhà ở là phải đảm bảo tính công đồng (tức là cần sự gặp gỡ lẫn nhau) và vẫn đảm bảo tính biệt lập tương đối với cộng đồng người. Tính cộng đồng làm người ta bị thu hút vào các khu đã đông người ở. Tính cộng đồng còn có mặt rất hay là người ta thường hay chọn để sống gần những người “giống mình”-người viết sẽ bàn vấn đề này sau.

Hiển nhiên loại hình nhà biệt thự đảm bảo tính biệt lập tốt hơn, sau đó đến nhà song lập và nhà liên kế, cuối cùng là nhà chung cư. Và đó cũng chính là tiêu chí để phân biệt đẳng cấp: cao cấp nhất là loại không chung vách –biệt thự, thứ hai là loại chung 1 vách –song lập, thứ ba là loại chung 2 vách- nhà liên kế và thấp cấp nhất chính là loại chung nhiều vách-chung cư.

Về mặt sử dụng đất, biệt thự là lãng phí đất nhất, sau đó đến song lập, liên lập và chung cư. Về mặt chi phí vận hành, nhà liên kế có chi phí vận hành thấp nhất (chi phí sử dụng/ bảo trì/bảo dưỡng) tiếp theo là song lập, đơn lập và cuối cùng là chung cư có chi phí vận hành đắt nhất (cho điện hành lang, thang máy, hệ thống điện dự phòng cho thang máy, chi phí gửi xe...

Nhà ống/nhà phố/nhà liên kế -liền kề có gì xấu?
Như người viết đã đề cập, nhà liên kế là loại nhà lâu đời và phổ biến nhất ở các đô thị từ châu Á đến châu Âu. Nguyên nhân là do giá thành rẻ nhất, chi phí vận hành thấp nhất và có sự đảm bảo tính cộng đồng cũng như tính biệt lập khá tốt. Và hiển nhiên ở các khu vực càng đắt đỏ thì mặt tiền lại càng bé. Vậy nên không hiểu vì sao ở VN lại tồn tại 1 quan điểm rất kì lạ : sự kì thị nhà ống/nhà liên kế. Nó được gán cho nhiều tội: xấu bộ mặt đô thị? Kém tiện nghi? Không phù hợp thời đại?

Các tâm lý chê bai nhà liên kế xuất phát từ vài điểm chính:
• Đánh đồng nhà liên kế với nhà ổ chuột và nhà lấn chiếm, nhà phát triển tự phát. Vì 2 loại này phần nhiều ở dưới dạng nhà ống
• Xuất phát từ các kiến trúc sư không hiểu biết về sự phát triển đô thị và sự đánh đổi chi phí. Các người này muốn mình giống các thành phố như HongKong, New York, Shanghai… chỉ vì cái skyline mà không quan tâm/không biết đến thực tế đất nước.
• Xuất phát từ các công ty môi giới BĐS đang tiếp thị căn hộ. 100% các công ty tư vấn nước ngoài đang hoạt động tại VN đều cùng quan điểm: thị trường nhà ở = thị trường căn hộ. Điều này có nguồn gốc từ sự kém năng lực, không có hiểu biết về thị trường VN. Quan trọng hơn là họ chỉ môi giới căn hộ nên họ chỉ biết căn hộ!.
• Xuất phát từ các bạn trẻ thích …thời trang

Hậu quả của nó là sự tuyệt chủng của các loại sản phẩm diện tích nhỏ như 4mx16m….do các quy định kiến trúc/quy hoạch. Cộng thêm với nó là quy định cấm phân lô bán nền (NĐ181). Hai điều này đã góp phần tiêu diệt nguồn cung giá thấp và đem lại nhiều khu squatters và slums mới do người muốn mua nhà & đất không thể mua nổi, đành làm liều, mua bán liều.

Để chống đầu cơ và muốn làm đẹp đô thị, chính quyền đã tạo ra điều kiện tốt hơn để đầu cơ (thiếu nguồn cung) và phá nát quy hoạch bằng các khu tự phát mới. . Ta gọi đó là hiệu ứng "Green belt" giống London. Khi chính phủ Anh quy định vùng green belt để hạn chế sự phình to của London đã đem tới hậu quả là giá nhà ở London cao nhất thế giới. Nghịch lý ở chỗ lý do tốt thường đem đến hậu quả tồi tệ hơn.


Các câu hỏi tại sao?

Tại sao các chủ đầu tư thường bán sản phẩm theo từng đợt và tăng giá từng đợt? Tại sao Phú Mỹ Hưng đưa ra mức giá rất cao cho sản phẩm mới Riverside Residences? Tại sao giá chung cư Phú Mỹ (Vạn Phát Hưng) cao hơn giá đất nền Phú Mỹ?

Giới môi giới BĐS nói nhiều về chiêu bán sản phẩm từng đợt của PMH và tăng giá từng đợt với sự ngưỡng mộ. Sự thành công của chiến lược này được bàn nhiều nhưng nguyên nhân của nó lại rất bí mật. Nhiều công ty bắt chước chiêu này, nhưng dường như họ không hiểu tại sao, và đặt bước tăng giá một cách thiếu suy nghĩ. Kết quả là 1 sự thất bại lớn.

Để nhìn vấn đề 1 cách thấu đáo ta bắt đầu từ ví dụ của Dan Ariely trong cuốn Predicably Irrational. Ông đã chép lại 1 trang web đặt hàng của The economist -1 tờ báo nổi tiếng của Anh.
1. Đăng ký truy cập bằng Internet: $59/ năm
2. Đăng ký báo giấy: $125/năm
3. Đăng ký báo giấy & truy cập bằng Internet: $125/năm
Giả sử các bạn chọn đặt mua báo: bạn sẽ chọn thế nào?
Dan Ariely làm thí nghiệm với các sinh viên trường MIT, kết quả:
1. 16 sinh viên
2. 0 sinh viên
3. 84 sinh viên
Thật ra các bạn đều thấy, lựa chọn thứ 2 là không thật- chẳng ai chọn nó cả. Vậy tại sao nó tồn tại? Dan lập lại thứ nghiệm, lần này gỡ bỏ lựa chọn thứ 2.
1. Đăng ký truy cập bằng Internet: $59/ năm
2. Đăng ký báo giấy & truy cập bằng Internet: $125/năm
. Kết quả thật bất ngờ:
1. 68 sinh viên
2. 32 sinh viên

Vậy lý do tồn tại của cái lựa chọn thứ 2 chính là để chúng ta chọn lựa chọn thứ 3, cái đắt tiền nhất, và sinh lợi cao nhất cho người bán. Mọi lựa chọn của chúng ta đều dựa trên cái gốc so sánh. Chúng ta có cảm giác thắng lợi và khôn ngoan khi lựa chọn 3, thay vì 2. Và chúng ta quên mất 1!!!.

Nên ta thấy các cô gái xinh đẹp thường cặp kè với 1 cô xấu hơn nhiều. Đơn giản vì khi đó đám con trai sẽ có sự so sánh, và các cô trở nên đắt giá 1 cách tương đối. Và thường là đắt giá hơn khi cô ta đi 1 mình.

Triết lý của PMH thật đơn giản: Hãy cho người mua sự so sánh và chúng ta rip off họ.

PMH thường chia sản phẩm thành các lần launch. Ví dụ sản phẩm Riverside Residences, sau mỗi lần ta lại đọc báo thấy các thông tin như: lần launch 1: giá $2000/m2, bán hết 100% trong buổi sang, 800 người xếp hang cho 100 sản phẩm….v.v.v.. Và lần launch sau, giá đã được nâng lên $2200/m2, rồi lại PR trên báo là bán hết, rồi lần launch thứ 3 giá $2400/m2…

Đơn giản là PMH cho người mua thấy, giá lần launch thứ 1 đã trở nên rẻ tương đối so với lần lauch thứ 2, và thử tưởng tượng bạn là người mua, nếu bạn được mua sản phẩm của lần launch 1 với mức giá cũ $2000/m2. Bạn quyết định ngay, cảm giác thắng lợi. Và người viết xin đảm bảo, nếu bạn quyết tâm mua Riverside Residences với mức giá lần launch 1~$2000/m2, các nhân viên bán hàng sẽ bỏ ngỏ là còn 1-2 sản phẩm vì lý do A,B,C mà được chuyển nhượng lại giá gốc $2000/m2. Và chúc mừng bạn, người bị rip-off một cách sung sướng.

Tại sao sản phẩm Riverside Residences giá đắt thế?

Trong khi các chung cư cao cấp khác như HAGL3, Phú Hoang Anh trầy trật bán với giá $1000-$1250/m2 mà không có người mua. Các sản phẩm như Saigon Pearl với vị trí đẹp nhất nhì TP bán đầy với giá $2000/m2.

Hãy nhìn lại các sản phẩm PMH đã bán trong năm 2008. Ta biết họ mắc kẹt với gần 2000 căn hộ SkyGarden 3 với mức giá 27 triệu/m2 ($1500/m2) trở lên mà không bán hết. Thế nên PMH vẽ ra dự án Riverside Residences với mức giá trên mây ($2000/m2), thời gian thi công được kéo dài 3-4 năm, trong khi dự án chưa triển khai xây dựng. Hiển nhiên, mục đích của PMH chính là tạo 1 mức giá so sánh ($2000/m2), từ đó SkyGarden 3 trở nên rẻ, mà lại sắp nhận nhà.

Và đó chính là kinh doanh, quảng cáo bán Riverside Residences để bán Sky Garden 3 !!!

Người hưởng lợi 1 cách may mắn của việc này chính là căn hộ Phú Mỹ. Nó trở nên rẻ tương đối so với cả Sky garden 3 với mức giá 21-22 triệu/m2 ($1200/m2). Và không ai để ý là nó đang quá đắt so với đất nền Phú Mỹ (giá 20-21 triệu/m2).

Vòng lại Trứng cho nó gần gũi, chúng ta đang bàn nhiều về việc ủn STB để niêm yết VCB. Chúng ta bàn về việc ủn các Blue chips để đẩy cả thị trường. tất cả đều cùng 1 nguyên lý: hãy cho bầy cừu 1 sự so sánh, và chúng ta cắt tiết chúng.


Các đô thị không người


Tại sao các khu đô thị không có người ở?
1. Tại “bọn đầu cơ”
Một tay lão làng trong nghề buôn đất nói đùa với người viết là:” bọn cờ bạc trên sàn thì gọi là nhà đầu tư, bọn anh thì bị gọi là bọn đầu cơ”. Người viết đành cười theo: “anh ạ, ai mà thua nhiều thì còn được gọi là nhà đầu tư dài hạn, đầu tư chiến lược kìa”.

Tuy nhiên người viết phải thừa nhận, đầu cơ tích trữ dường như là 1 phần trong máu người Việt. Nó được nuôi dưỡng ngàn năm bằng sự thiếu thốn và nỗi sợ tương lai bất ổn. Ai cũng trữ vàng, trữ ngoại tệ, và mua bất động sản.

Những công ty phát triển BĐS đầu tiên tham gia thị trường tự nhiên hưởng món lợi bất ngờ. Các lô đất nền của họ cung cấp hoàn toàn không mang tính chất 1 sản phẩm nhà ở mà mang 100% tính chất của 1 sản phẩm tích trữ giá trị như vàng và ngoại tệ.

Ví dụ các dự án ở Quận 9, TPHCM, có những dự án từ những năm 199x, đến bây giờ vẫn chỉ là những lô đất nền, không người ở. Tỷ lệ xây dựng nhà của các dự án Q9 là dưới 10% dù tuổi đời của các dự án đều hơn 5 năm.

Người viết nhiều lần đi qua Khu đô thị Quang Minh và phải công nhận khu đô thị này là minh chứng rõ nhất cho sự đầu cơ tích trữ thái quá của người VN. Từ Hà Nội đi ô tô hơn 30’ bằng đường cao tốc, 2 bên đường toàn ruộng và vài khu CN; vậy mà khu đô thị được đầu tư hạ tầng khá tốt, nhà villa xây thô. Người ta mua những căn biệt thự đó chỉ có 2 mục đích: tích trữ tài sản và kiếm người khác bán lại. Vì chẳng ai ở nổi một vị trí như vậy!
Hiển nhiên chúng ta đã có thể gọi “bọn đầu cơ” dự án này là những “nhà đầu tư dài hạn” vì rõ rang chẳng thể nào bán được những sản phẩm như vậy. Và khu đô thị nay tiếp tục không người ở trong 10 năm nữa.

2. Tại “bọn chủ đầu tư tham lam”
Các dự án khu dân cư ở các tỉnh quanh TP.HCM như Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Tây Ninh chính là phiên bản mới của các dự án đất nền ở TP.HCM. Tất cả các dự án trên đều quảng cáo và bán ở TP.HCM. Và bán cho dân TP.HCM. Điểm thu hút của dự án là …giá rẻ và tổng số tiền nhỏ.

Chẳng có chủ đầu tư nào nghĩ là sẽ bán 1 sản phẩm nhà ở. Tất cả đều bán 1 sản phẩm tích trữ. Tất cả đều biết sẽ chẳng có ai ở các khu dân cư đó với mức giá đó.

Và “bọn đầu tư” tự rơi vào cái bẫy cho lòng tham của mình để trở thành “nhà đầu tư dài hạn”


3. Tại các khó khăn khách quan

Trong khi đó, có nhiều các dự án khu đô thị khác cũng bắt đầu là phân lô bán nền, cũng đầu tư tích trữ mà hiện tại đã xây dựng gần kín và trở thành khu đô thị ổn định, đông người ở.
So sánh các dự án với nhau, lý do các khu đô thị không có người ở là gì? Đó là cái thiếu kết nối với các trung tâm cũ (giao thông kém), đó là thiếu hạ tầng kỹ thuật: điện, nước, viễn thông, thoát nước…, đó là thiếu hạ tầng xã hội: trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại…Trong đó yếu tố quan trọng nhất chính là sự kết nối hay là giao thông.
Lấy ví dụ Q9, có 3 trục đường quan trọng quyết định sự phát triển của Q9 là đường cao tốc Sài Gòn-Long Thành, đường Vành Đai Trong và Vành Đai Ngoài. Tất cả đều được quy hoạch từ các năm 199x. Đến nay cả 3 đều chưa được xây dựng!
Ngược lại, ta có các dự án khu vực Q7 phát triển hơn nhiều, đơn giản là Q7 có được sự kết nối trung tâm hiện hữu và các khu vực lân cận.
Vậy ai phải chịu trách nhiệm chính cho các dự án không người ở? Chính là người để các dự án giao thông chậm triển khai tức là….các khó khăn khách quan về đền bù, về vốn, thiết kế…..

4. Xử lý nghiêm bọn lãng phí

Câu trả lời cho các khu đô thị không người ở nếu các bạn hỏi nhà nước sẽ được trả lời chính là “bọn đầu cơ” và “bọn chủ đầu tư tham lam”. Tất cả bị buộc 1 tội rất lớn: lãng phí.

Tư duy đổ lỗi chính là sợi chỉ đỏ xuyên suốt các hành vi của nhà nước. Hàng loạt các quy định hành chính đã được ban hành như nghị định 181 cấm phân lô bán nền, và mới đây là quy định buộc xây nhà ở các dự án.

Trong khi đó các khu vực phân lô bán nền có kết nối tốt ở TP.HCM như khu Tên Lửa-Bình Tân, khu Bình Phú –Q6, khu Đồng Diều –Q8, khu Bàu Cát-Tân Bình, khu Miếu nổi –Phú Nhuận…đều có mật độ xây dựng rất cao. Các khu trên đều có hạ tầng và quy hoạch tốt hơn hẳn các khu chung quanh và hầu như tốt nhất TP.

Sau khi nghị định 181 ra đời, các khu dân cư như trên hầu như không còn. Thay vào đó là các khu ổ chuột và tự phát mới xuất hiện. Ví dụ nhu khu vực quận Bình Tân, Tân Phú, Bình Chánh, Q 12, Q8…

Tư duy đổ lỗi đã lập tức để lại hậu quả nghiêm trong cho TP.HCM. Sự đô thị hóa hoàn toàn mất khả năng kiểm soát. Sự bùng nổ các khu ổ chuột và tự phát ở các quận ven đã nuốt hết quỹ đất cho phát triển giao thông cũng như quỹ nhà ở đồng thời tàn phá môi trường sống và làm nguồn cung cấp tệ nạn cho TP.

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nếu bà con commment (nhận xét) khó khăn do mạng bị chặn thì vui lòng gửi email đến ct3btrungvan@gmail.com để admin post hộ ý kiến

NHÀ CỦA TÔI Ở ĐÂU HỬ ANH HẠ LONG?

Giới thiệu với mọi người diễn đàn có hẳn một chuyên mục có đến 7 trang mọi người cùng bức xúc "nhà của tôi đâu anh Hạ long?"

Đường link do Phạm Hương Quỳnh cung cấp:
http://www.webtretho.com/forum/f237/hoi-ve-thong-tin-chung-cu-trung-van-672162/index6.html

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nếu bà con commment (nhận xét) khó khăn do mạng bị chặn thì vui lòng gửi email đến ct3btrungvan@gmail.com để admin post hộ ý kiến

CUỘC CHIẾN KHÔNG KHOAN NHƯỢNG VỚI HẠ LONG VÀ MEGASTAR

Giới thiệu với mọi người về chung cư 409 Lĩnh Nam, dự án cũng do Công ty Cổ phần đầu tư phát triển và Thương mại Hạ Long P1107 – N5A Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội) phân phối. Bài viết được dẫn nguồn từ:     http://www.webtretho.com


 Chung cư 409 Lĩnh Nam - Phần 2: Cuộc chiến không khoan nhượng với Megastar và Hạ Long
Phần 1: Mỏi mòn chờ, hi vọng rồi lại thất vọng

TÓM TẮT DỰ ÁN 409 LĨNH NAM (VINHHUNG DOMINIUM)

Địa điểm: 409 Lĩnh Nam
***Trích thông tin từ pano tại chân công trình:
Chủ đầu tư: Công ty cổ phần bất động sản Megastar.
Đơn vị TVTK: Công ty CP tư vấn đầu tư và thiết kế xây dựng Việt Nam - CDC & Công ty CP tư vấn thiết kế VINACONEX Xuân Mai.
Đơn vị tư vấn giám sát: Công ty CP tư vấn công nghệ thiết bị và kiểm định xây dựng CONINCO.
Nhà thầu thi công phần ngầm: Công ty CP nền móng Sông Đà Thăng Long
Nhà thầu thi công phần thân: Công ty CP bê tông và xây dựng VINACONEX Xuân Mai.


Thiết kế: gồm tổ hợp hai công trình 25 và 35 tầng có chức năng thương mại, văn phòng, nhà ở, ngoài ra còn có một khu nhà thấp tầng nằm giữa hai tòa nhà. Các tầng dưới của khu nhà cao tầng được bố trí làm siêu thị, trung tâm thương mại, nhà trẻ, văn phòng; thiết kế nội thất đồng bộ, có hệ thống gas trung tâm, Internet, truyền hình cáp....
 Tòa nhà 35 tầng được xây dựng trên diện tích đất hơn 6.000m2, thiết kế gồm ba tầng hầm, hai tầng kỹ thuật và tầng mái; mặt bằng từ tầng 5 trở lên bố trí 24 căn hộ/tầng, với tổng diện tích sàn xây dựng 92.050m2.
 Còn nhà 25 tầng được xây trên khu đất 4.118m2, với hai tầng hầm và từ tầng 3 trở lên bố trí 20 căn hộ/tầng, với tổng diện tích sàn xây dựng 43.200m2.
 12 căn nhà ở thấp tầng hợp khối trong dự án đều thiết kế đồng bộ cao bốn tầng và xây dựng trên tổng diện tích đất 1.255m2

Huy động góp vốn: từ 2009
Tiến độ thi công:
 - Tháng 9/2010: Thông báo khoan cọc thí nghiệm toà nhà 25 tầng.
 - Tháng 10/2010: Khoan nhồi cọc đại trà toà 25 tầng
 - Tháng 11/2010: Khoan cọc thí nghiệm toà 35 tầng
 - Ngày 29/12/2010, chính thức khởi công phần ngầm cho tòa 35 tầng thuộc dự án.

Hiện trạng: Chưa xong phần móng tòa 25T, công trường dừng thi công. Dự án đã có phê duyệt 1/500 nhưng chưa có giấy phép xây dựng nên sản phẩm chưa được phép ký HĐ mua bán căn hộ.

Phân phối:
 - Tòa 25T: giá gốc 12tr/m2, do Công ty Cổ phần đầu tư phát triển và Thương mại Hạ Long (P1107 – N5A Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội, GĐ: Phạm Như Quỳnh) độc quyền phân phối. Khi khách hàng mua căn hộ tại tòa 25T sẽ ký HĐ với Hạ Long, nộp ngay 30% giá trị căn hộ dưới dạng Hợp đồng góp vốn. Sau khi ký HĐ mua bán căn hộ sẽ tiếp tục đóng 30%. Khi bắt đầu xây tầng thô thứ 15 thì đóng tiếp 30%. Đóng nốt 10% còn lại khi hoàn thiện.
 - Tòa 35T: phức tạp!!!

Vấn đề nghiêm trọng với nhà đầu tư và nhà phân phối:
 - Công ty Hạ Long: ký HĐ vay vốn với khách hàng mua căn hộ tại tòa 25T từ năm 2009 với cam kết giao nhà vào QUÝ 3/2011!!!!! Đến nay tòa 25T chưa xong hạng mục móng. Chưa dừng ở việc chậm tiến độ mà không có thông báo giải thích với KH, Hạ Long còn tự ý phát công văn THU THÊM 20% dưới dạng góp vốn tiếp, khi nào xong hạng mục móng mới ký HĐ mua bán căn hộ và thu tiếp 10%. Khi KH đơn lẻ đến tìm hiểu về vấn đề này thì bị "dọa" là mọi người đóng hết rồi, còn mỗi anh/chị chưa đóng để gây tâm lý sợ hãi cho KH nếu không đóng sẽ bị gì gì đó. Khi KH tới khiếu kiện tập thể thì luôn là GĐ Phạm Như Quỳnh và toàn bộ những người có trách nhiệm đều ĐỘT XUẤT ĐI VẮNG. Nhân viên thì không biết các sếp đi đâu và cũng không có số điện thoại nào để liên lạc, đồng thời tỏ thái độ vô cùng khó chịu, mất lịch sự với KH nhưng đã bị "chỉnh sửa" ngay tại trận!

 - Công ty Megastar: Thay vì chấn chỉnh lại Hạ Long - đại lý của mình, yêu cầu Hạ Long kết hợp để giải quyết khúc mắc của KH, đảm bảo quyền lợi của KH cũng như giữ gìn uy tín của mình thì lại đùn đẩy, chối bỏ trách nhiệm sang Hạ Long với lý do: Đã giao hết cho HL phân phối, Hạ Long làm gì với KH là việc của Hạ Long, không liên quan gì đến KH của Hạ Long ...

Kết luận: Khách hàng bị chiếm dụng vốn quá lâu, quyền lợi bị xâm hại nghiêm trọng nhưng không nhận được bất kỳ động thái nào tỏ ra có trách nhiệm, chịu trách nhiệm từ phía chủ đầu tư là Megastar và đại lý cấp 1 Hạ Long.

Hơn 60 khách hàng đã gặp nhau, lập thành nhóm 409LN để cùng đoàn kết, đấu tranh bảo vệ quyền lợi của chính mình - một cuộc chiến không khoan nhượng.

Các ý kiến của người mua nhà  được thể hiện tất cả 69 trang tại đây:

http://www.webtretho.com/forum/f237/chung-cu-409-linh-nam-phan-2-cuoc-chien-khong-khoan-nhuong-voi-megastar-va-ha-long-733700/

Mọi người tiếp tục vào link trên để nghiên cứu, tìm số trang ở góc trên bên phải màn hình, lần lượt từ 1 đến 69 nhé.

DÙNG ĐÒN PHẢN CÔNG PHÁP LÝ ĐOẠT LẠI QUYỀN LỢI KHI MUA VÀ SỬ DỤNG CHUNG CƯ

Giới thiệu với mọi người một bài phân tích hay của Luật sư Lê Vinh. Bài viết được dẫn nguồn từ

Hiện tại, một xu thế thịnh hành là sở hữu căn hộ chung cư cao cấp. Chung cư cao cấp có những lợi thế rõ ràng: Không gian sống văn minh; hạ tầng kỹ thuật tập trung; tính thẩm mỹ cao .v.v… Từ khi được giới thiệu ở các đô thị lớn, chung cư cao cấp thu hút sự quan tâm của nhiều người. Ngoài việc mua để ở, chung cư cao cấp thường được mua đi bán lại kiếm lời.

Tuy nhiên, từ những nghiên cứu pháp luật, cùng thực tiễn giải quyết tranh chấp, của chúng tôi và của các luật sư đồng nghiệp, cộng thêm việc tìm hiểu qua các “ lão làng “ bất động sản, chúng tôi nhận thấy: Chung cư cao cấp hàm chứa những hệ lụy pháp lý khôn lường. Người mua có thể cảm thấy bị thiệt hại khi sử dụng – khai thác diện tích có giá nhiều tiền, thậm chí, họ có thể không bao giờ được sở hữu “ căn nhà mơ ước “ của mình.

Bài viết dưới đây nhằm trao đổi với quý vị nhận thức của chúng tôi về các hệ lụy pháp lý đó, mặt khác, chúng tôi cũng muốn đưa ra vài phương pháp để quý vị tham khảo, nhằm đoạt lại quyền lợi xứng đáng của mình, với tư cách là một bên bình đẳng trong quan hệ dân sự.

I. Nhận diện các chủ đầu tư rủi ro:

Một “ lão làng “ nhiều năm làm trong một công ty bất động sản cung cấp cho chúng tôi chân dung chủ đầu tư rủi ro của chung cư cao cấp:

- Loại người “ viển vông “: Người này từng thành công trong các dự án xây chung

cư lớn nhỏ. Tự tin vào năng lực của mình, người này đầu tư xây những chung cư lớn. Tuy nhiên, chung cư lại nằm quá xa trung tâm, không có đường vào, không điện, không nước.

- Loại người “ liều lĩnh “: Người này đưa ra các dự án chung cư, chiêu thị, thu tiền

khách hàng. Thay vì dùng tiền đó thuê thiết kế, mua vật liệu, thuê nhân công… để xây dựng chung cư, người này lại đầu tư vào dự án khác, xin giấy phép xây dựng, đền bù – giải tỏa, chiêu thị, thu tiền, rồi lại dùng tiền đó đầu tư vào dự án khác nữa.

- Loại công ty đại chúng đầu tư vào chung cư: Các công ty này có thể hoạt

động trong lĩnh vực khác xa bất động sản, như thép, bánh kẹo, dược phẩm, đầu tư tài chính .v.v… Các công ty này đầu tư bất động sản nhằm tăng giá trị công ty, tạo hấp lực cho cổ phiếu của họ. Khi công bố dự án chung cư được triển khai, bằng các thủ thuật hạch toán, giá cổ phiếu sẽ tăng. Mục đích họ chỉ nhằm tăng giá cổ phiếu.

- Các nhà đầu tư nước ngoài: Loại người này thường xuất hiện với những dự án rất

ấn tượng, cả về quy mô lẫn giá trị, chiếm cứ những vị trí đắc địa. Tuy nhiên, họ chỉ bỏ ra một số vốn rất nhỏ, một dự án có giá 100 triệu đô – la, họ bỏ 2,5 triệu, phần còn lại gồm các chi phí như thiết kế, nguyên vật liệu, thuê nhân công, đền bù – giải tỏa – hỗ trợ, làm nhà mẫu, quảng cáo… hoàn toàn dựa vào tiền huy động từ khách hàng hoặc vay ngân hàng. Nếu dự án thuận lợi, họ thu lời hàng chục lần, nếu không, họ “ bỏ của chạy lấy người “ thì cũng đã kịp ẵm một số tiền lớn gấp nhiều lần số họ bỏ.

Lẽ nhiên, với nhiều chung cư cao cấp đã có người ở, cũng có thể thấy không ít những chủ đầu tư làm ăn nghiêm túc. Tuy nhiên, giả định khách hàng gặp phải một trong bốn loại nhà đầu tư kể trên, tiền mà họ bỏ ra để sở hữu căn hộ trong tương lai rất có thể uổng phí.

II. Nhận diện các rủi ro của chung cư cao cấp:

Việc có được chung cư cao cấp thường phải đổi bằng một khoản tiền lớn. Nhiều người thường phải chấp nhận vay nợ. Với lãi suất lớn, nợ nần thành gánh nặng. Gánh nặng hơn nếu họ gặp phải những rủi ro pháp lý. Chúng tôi phân chia các rủi ro pháp lý như sau:

Người mua nhà không nhận được “ căn nhà mơ ước “: Xảy ra khi người mua nhà gặp phải loại chủ đầu tư liều lĩnh, công ty đại chúng, người nước ngoài kể trên.

Với chủ đầu tư liều lĩnh: Thao tác của họ là huy động tiền khách hàng, dùng tiền đó làm dự án khác, thu tiền, rồi lại huy động tiền khách hàng, nên dự án sẽ mãi là bãi đất hoang hoặc cái móng chung cư. Cũng có thể, chủ đầu tư liều lĩnh vừa phải. Dự án chưa xin được giấy phép xây dựng, nhưng họ đã dựng mô hình, quảng cáo, chiêu thị, thu một lượng tiền lớn của người mua. Việc thu tiền thông qua các sàn bất động sản họ ủy quyền. Hợp đồng ghi một mức giá. Nhưng, khi nộp qua các sàn, người mua phải chấp nhận một mức chênh lệch. Các sàn cấp cho người mua biên nhận số tiền họ nhận theo hợp đồng. Số chênh lệch không có giấy tờ gì. Chủ đầu tư thưởng công cho sàn. Khi dự án không được cấp phép xây dựng, chủ đầu tư làm đúng theo hợp đồng là trả lại số tiền có biên nhận. Phần chênh lệch, tính trên tổng số người mua, cũng ra con số khá lớn bõ phần công sức chủ đầu tư bỏ.

Với các công ty đại chúng: Mục đích của họ là huy động vốn, làm tăng giá trị cổ phiếu. Mục đích này đạt được ngay khi họ công bố dự án, đứng ra thu tiền khách hàng. Họ không quan tâm tới việc xây chung cư để giao đúng hạn cho khách hàng.

Với người nước ngoài: Lòng tham có thể nổi lên nếu họ so sánh số tiền bỏ ra và số kiếm được. Khi họ đem số kiếm được đi, dự án sẽ không bao giờ thành.

Người mua nhà nhận được căn nhà không như mơ ước: Thường các chủ đầu tư sẽ kiêm quản lý chung cư khi xây xong. Có thể họ tận thu bằng cách tăng giá dịch vụ như bảo vệ, trông xe, giá diện tích bãi đỗ. Cũng có thể, họ nâng tầng để thêm một nhà hàng khiến cư dân ở đó bức xúc. Phổ biến nhất là việc người mua không có Sổ Đỏ ngay cả khi nộp đủ tiền. Lý do: Chủ đầu tư đã trót vay ngân hàng số tiền lớn xây chung cư, họ thế chấp chính diện tích chung cư bán cho khách hàng làm tài sản bảo đảm. Khi chung cư còn nằm trong tay ngân hàng, không một cơ quan có thẩm quyền nào dám cấp Sổ Đỏ cho người mua. Người mua không thể thế chấp chung cư để vay ngân hàng, không góp vốn bằng quyền sở hữu chung cư khi muốn làm ăn, việc sang nhượng chung cư cũng gặp nhiều khó khăn.

III. Đòn phản công của người mua:

Từ thực tiễn giải quyết tranh chấp chung cư, chúng tôi thấy: Sai lầm lớn nhất của chủ đầu tư, sau họ là ê – kíp luật sư trợ giúp, là việc nghĩ rằng: Bằng vị thế cao khi cầu vượt cung, bằng việc soạn những hợp đồng mua bán, lắt léo hơn là hợp đồng góp vốn xây dựng chung cư với lời văn khó hiểu, với tinh thần buộc người mua phải từ bỏ các quyền lợi, chủ đầu tư đặt mình vào vị thế không ai có thể chạm tới.

Trong các hợp đồng được soạn sẵn, chủ đầu tư thường không phải trả lại tiền và bồi thường nếu họ chậm giao nhà, nhưng người mua có thể không được mua nhà, chịu phạt những khoản tiền vô lý nếu chậm nộp tiền. Các hợp đồng không quy định giá dịch vụ người mua phải trả và nguyên tắc tăng giá khi vào ở chung cư. Với người mua là người thuê mặt bằng để kinh doanh trong 30 – 50 năm, chủ đầu tư buộc họ tuân thủ sự sắp xếp của một công ty quản lý mặt bằng mà chủ đầu tư chọn, người thuê không thể tự ý gọi khách cho thuê lại. Không có sự ngăn cấm nào với chủ đầu tư nếu họ muốn xây cao hơn, do đó, buộc người mua phải chia sẻ hạ tầng.

Những bất cập kiểu đó có thể thấy trong hầu khắp hợp đồng mua bán căn hộ chung cư. Chủ đầu tư, và ngay cả một số người mua, đều cho rằng: “ Bút sa gà chết “, trót ký vào hợp đồng, trong tình trạng hoàn toàn minh mẫn, không bị đe dọa, ép buộc thì chỉ còn cách ngoan ngoãn tuân thủ.

Chúng tôi thì lại hiểu là: Pháp luật được ghi nhận nhằm bảo vệ vị thế công bằng của tất cả, khó ai, bằng pháp luật, tự dành lấy cho mình quá nhiều.

Sau khi nhận diện rủi ro như trên, chúng tôi xin đưa ra vài cách hóa giải, giúp người mua nhà phần nào khôi phục quyền lợi của mình:

Khi người mua nhà không nhận được “ căn nhà mơ ước “: Người mua nên xem xét, tùy từng trường hợp:

Đòi lại toàn bộ số tiền đã nộp, cộng lãi suất đáng được hưởng: Khi ký hợp đồng mua nhà, chủ đầu tư và người mua đã thỏa thuận về thời điểm giao nhà. Người mua chứng minh được việc không vi phạm nghĩa vụ thanh toán. Người mua tuân thủ đúng hợp đồng. Ngược lại, nhà đầu tư đã vi phạm một điều khoản cơ bản của hợp đồng ( thời hạn hoàn thành công việc ). Việc người mua yêu cầu hủy hợp đồng và hoàn lại số tiền đã nộp, lãi suất ngân hàng, thậm chí đòi bồi thường thiệt hại, theo chúng tôi, là có cơ sở.

Yêu cầu hủy hợp đồng góp vốn: Một số chủ đầu tư sử dụng chiêu thức góp vốn xây chung cư, nghĩa là một hợp đồng soạn sẵn, không phải là hợp đồng mua bán, mà là hợp đồng góp vốn, người mua đưa tiền góp vốn với chủ đầu tư xây chung cư. Góp vốn thì lời ăn lỗ chịu. Chủ đầu tư báo lỗ, do nguyên liệu, nhân công, nghĩa vụ với nhà nước .v.v… tăng, việc nhà không được giao, được suy diễn là người mua – trường hợp này là nhà đầu tư nhỏ lẻ - khi đặt bút ký và giao tiền, đã lường được mà vẫn cứ mạo hiểm, nên không có cơ sở đòi lại tiền. Tuy nhiên, chỗ hở trong lập luận này là: Nếu là góp vốn, trình tự thủ tục góp vốn phải tuân thủ quy định pháp luật, nghĩa là có giấy chứng nhận phần vốn góp, có sổ đăng ký cổ đông, có Đại hội đồng cổ đông, có việc bầu Hội đồng quản trị, người góp vốn có các quyền của cổ đông như được xem xét sổ sách công ty, được bầu cử - ứng cử vào các bộ máy công ty. Nghĩa là, góp vốn không chỉ dừng lại ở một tờ giấy được gọi là hợp đồng góp vốn, mà phải thể hiện ở một loạt các thao tác khác nữa. Nếu chủ đầu tư không chứng minh đã thực hiện các thao tác trên, “ kẻ nào chứng minh quá ít, người đó không chứng minh gì “, lập luận góp vốn chắc sẽ bị bác. Mọi việc được xử lý theo hướng hủy hợp đồng mua bán.

Yêu cầu cơ quan pháp luật can thiệp bằng biện pháp mạnh: Tức là làm đơn tố cáo tội phạm yêu cầu cơ quan pháp luật khởi tố vụ án để điều tra. Việc chủ đầu tư chậm triển khai dự án, có khi gần hết thời gian hoàn thành công việc, mới chỉ làm xong móng nhà, như chúng tôi đã nói, có thể do họ lấy tiền thu được từ dự án này để chi phí cho dự án khác, tại dự án mới, họ lại tiếp tục thu tiền để gom vào dự án nữa. Chủ đầu tư có hành vi như vậy có thể coi là lạm dụng tín nhiệm và nếu người mua có đơn tố cáo tội phạm, chủ đầu tư phải chịu một sức ép giải trình – hoàn trả tiền ghê ghớm.

Nếu chủ đầu tư và người mua ký một hợp đồng với điều khoản: Nếu chung cư không được triển khai, sẵn sàng hoàn tiền người mua. Tuy nhiên, khi thu tiền, chủ đầu tư, thông qua đầu mối là các sàn giao dịch bất động sản, hoặc thậm chí là chính kế toán của mình, thu một khoản chênh lệch không ghi biên nhận, đồng thời chỉ chấp nhận trả khoản có biên nhận, người mua nên tập hợp lại thành một nhóm, từng người mua có đơn nói rõ về khoản chênh lệch: Là bao nhiêu? Ai yêu sách chênh lệch? Đã thanh toán cho ai?... rồi gửi cơ quan pháp luật. Nếu nhiều người thể hiện thống nhất về vấn đề này, cơ quan pháp luật sẽ không thể làm ngơ. Bằng các thao tác nghiệp vụ như thẩm vấn trực tiếp người đứng ra thu tiền, công khai đối chất .v.v… lời khai của nhiều người sẽ được chuyển hóa thành chứng cứ có giá trị. Tố cáo lừa đảo có thể được sử dụng, nhưng số tiền lừa đảo chỉ dừng lại ở khoản chênh lệch.

Khi người mua nhà nhận được căn nhà không như mơ ước: Người mua có thể gặp phải các trường hợp: giá dịch vụ hạ tầng bị tăng quá đáng, tính pháp lý chung cư không được đảm bảo. Với từng trường hợp, người mua nên đối phó như sau:

Yêu cầu chủ đầu tư – người quản lý tòa nhà tuân thủ đúng hợp đồng: Sau khi đưa chung cư vào sử dụng, chủ đầu tư thường quản lý luôn tòa nhà, hoặc chỉ định một công ty quản lý tòa nhà. Lúc này, giá các dịch vụ như gửi xe, bảo vệ, vận hành thiết bị điện, nước, thang may … thường bị tăng. Một số nơi sự tăng tới mức người mua nhà phản ứng. Người mua nên căn cứ vào hợp đồng quy định về quyền sử dụng hạ tầng và hưởng dịch vụ, có văn bản gửi tới chủ đầu tư, công ty quản lý. Trong văn bản chỉ ra nội dung vi phạm, yêu cầu chủ đầu tư, công ty quản lý đàm phán. Trường hợp hợp đồng không rõ ràng, những câu chữ như: “ Bên bán tôn trọng và tạo điều kiện cho bên mua được sử dụng các hạng mục công trình thuộc sở hữu chung một cách hợp lý “, “ quyền và nghĩa vụ liên quan tới hạng mục công trình thuộc sở hữu chung được thực hiện theo các quy định của pháp luật về sở hữu “ cần được khai thác triệt để. Tùy từng trường hợp, người mua chỉ ra tính không hợp lý của giá dịch vụ và yêu cầu chủ đẩu tư, công ty quản lý xem xét. Việc kiện ra tòa yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm nếu người mua bị hạn chế trong việc sử dụng hạ tầng cũng cần được tính đến.

Yêu cầu chủ đầu tư, bên thứ ba tôn trọng quyền sở hữu hợp pháp với chung cư: Ngoài tiền người mua đóng góp, chủ đầu tư có thể vay một khoản không nhỏ để xây chung cư. Ngân hàng sẽ nhận thế chấp là chính chung cư, với từng căn hộ mà người mua tưởng rằng mình thanh toán hết tiền là sẽ có quyền sở hữu. Do đó, ở nhiều chung cư, người mua có nhu cầu làm Sổ Đỏ thì chủ đầu tư khất lần. Không một cơ quan nhà nước nào cấp Sổ Đỏ cho người mua một khi căn hộ của họ vẫn là vật thế chấp trong tay người khác. Với trường hợp này, tính pháp lý căn hộ chung cư trở nên phức tạp. Người mua ở trong căn hộ, nhưng việc chuyển nhượng, góp vốn, thừa kế, thế chấp.v.v… liên quan tới căn hộ đương nhiên bị hạn chế. Người mua nên yêu cầu chủ đầu tư công khai tình trạng pháp lý căn hộ của mình, nếu rơi vào trường hợp căn hộ đang bị thế chấp cho ngân hàng, người mua phải yêu cầu chủ đầu tư, ngân hàng cộng tác để đảm bảo quyền lợi của mình. Thậm chí, người mua cũng nên tính tới việc kiện hủy hợp đồng, buộc chủ đầu tư bồi thường thiệt hại mà giá trị có thể là căn hộ tương đương với tính pháp lý được đảm bảo.



Nói chung, tùy từng trường hợp, nếu người mua vận dụng khéo léo pháp luật, có chiến lược – chiến thuật đòi lại quyền lợi hợp lý, người mua vẫn có thể đạt các mục đích. Trong phạm vi bài viết ngắn, chúng tôi chỉ đưa ra các nhận định và định hướng chung nhất. Người mua nhà, trong trường hơp có quyền lợi bị xâm hại, rất nên tự tìm hiểu kỹ các quy định pháp luật, tìm đến những chuyên gia tư vấn và định thành một chương trình hành động rõ ràng nhằm bảo vệ quyền lợi của mình.
Luật sư Lê Vinh
Công ty Luật Văn Chương, Tầng 3 Tòa nhà 269 Nguyễn Văn Cừ, Hà nội.

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nếu bà con commment (nhận xét) khó khăn do mạng bị chặn thì vui lòng gửi email đến ct3btrungvan@gmail.com để admin post hộ ý kiến

Đề xuất thành lập Ban liên lạc nhà CT3B

Kính gửi các ông bà chủ hộ,

Công ty Hạ long đã thu của các chủ hộ 90% tiền bán căn hộ, nếu họ cũng nộp tỷ lệ ấy với chủ đầu tư thì không có lý do gì chủ đầu tư chậm giao nhà. Một sự thật không cần phải mất nhiều thời gian điều tra là Hạ long đã dùng tiền của các chủ hộ để đầu tư các dự án BĐS khác. Nếu chỉ có vậy thì cũng chưa đáng lo, vài năm qua những đơn vị kinh doanh BĐS đã tiều dùng xa xỉ, hoang phí, họ phải trả cả lãi vay cho việc đầu tư các dự án BĐS khác, lãi vay cho cả những món tiêu dùng đắt đỏ. Đến thời điểm này BĐS không bán được, lại đến hạn đáo nợ ngân hàng. Họ chỉ còn nước vay lãi ngày ở chợ đen để đảo nợ ngân hàng, với những món vay này lãi xuất tăng lên gấp bội.

Chỉ vài dòng này,  các chủ hộ sẽ thấy mình thực sự bị đã bị Hạ long bỏ rơi.

Bao giờ chúng ta nhận được nhà?

Qua một vài nguồn tin tìm hiểu từ chủ đầu tư Hancic cho biết hiện Hạ long mới chỉ trả khoảng trên 60% giá trị hợp đồng và từ lâu nay chưa thấy thông tin gì cho thấy Hạ long sẽ tiếp tục thanh toán. Nếu không nhận đủ tiền, đương nhiên dù có làm xong công trình, chủ đầu tư cũng không giao nhà. Vậy các chủ căn hộ bao giờ nhận được nhà của mình?

Phần lớn các chủ căn hộ phải tiết kiệm cả đời, thậm chí vay mượn nội ngoại, bạn bè, đồng nghiệp để có tiền trả cho Hạ long. Mãi chưa nhận được nhà, không lẽ các ông bà đứng im nhìn những sàn BĐS vẫn dập dìu xe cộ và dị ứng với cơm bình dân?

Chúng ta cần thành lập Ban Liên Lạc.

Các ông bà sẽ tìm gặp giám đốc công ty Hạ long ư? Điện thoại của anh ấy sẽ tắt máy, hoặc anh ấy trả lời đang bận cuộc họp, hoặc anh ấy nói hãy liên hệ với phòng kinh doanh của tôi. Các ông bà sẽ tìm đến văn phòng công ty Hạ long ư? Cô em lễ tân xinh xắn sẽ mời ông bà cốc nước mát và trả lời giám đốc của em đang đi công tác nước ngoài hoặc có thể một vài cậu em từ phòng kinh doanh sẽ hẹn ông bà đến ngày X tháng Y ông bà sẽ nhận được nhà. Vậy là các ông bà cứ tiếp tục chờ đợi.

Không còn cách nào khác, các ông bà cần phải đoàn kết hợp sức với nhau lại thành lập nên một BAN LIÊN LẠC để trao đổi, bàn bạc, thống nhất với nhau cách thức để gây áp lực với bên Hạ long thì chúng ta mới có thể sớm nhận được căn nhà đầy mồ hôi nước mắt của gia đình mình.

Trước mắt chúng ta cần thành lập một một tiểu ban liên lạc mỗi tầng 1 đại diện (Hạ long có 11 tầng tại nhà CT3B), các đại diện nên là những người: 

  •  Ở gần KĐT Trung văn. 
  •  Hành nghề bảo vệ pháp luật như Luật sư, công an, công tố viên, tòa án, thanh tra …… 
  •  Công tác trong các cơ quan truyền thông, báo chí, ngân hàng. 
  •  Người có công: Thương binh, bệnh binh, sĩ quan, quân nhân phục viên. 
  •  Người hưu trí. Người có kinh nghiệm bảo vệ quyền lợi tập thể ở các khu dân cư khác.
Để liên lạc giữa các chủ hộ vào nhau các ông bà hãy nhấp chuột vào đường TRANG THÔNG TIN TỔ DÂN PHỐ CT3B dưới đây:
http://ct3btrungvan.blogspot.com/

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nếu bà con commment (nhận xét) khó khăn do mạng bị chặn thì vui lòng gửi email đến ct3btrungvan@gmail.com để admin post hộ ý kiến